Hồ sơ vụ án là tập hợp các giấy tờ, tài liệu do Tòa án thu thập hoặc soạn thảo trong quá trình thụ lý một vụ án dân sự và cần thiết cho việc giải quyết vụ án đó. Lập hồ sơ vụ án là nhiệm vụ của thẩm phán và là một bước quan trọng trong quá trình thụ lý vụ án.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015,nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án: "1- Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 204 của Bộ luật này. 2- Yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. -3. Tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 97 của Bộ luật này” (Điều 198).
Theo đó, sau khi bắt đầu thụ lý vụ án, thẩm phán sẽ thực hiện các bước bao gồm: yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ; tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ án.
Việc xác minh, thu thập chứng cứ phải được tiến hành theo quy định của pháp luật tại Khoản 2,3 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 97. Xác minh, thu thập chứng cứ -2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:(a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;(b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;(c) Trưng cầu giám định;(d) Định giá tài sản;(đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;(e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;(g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;(h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;(i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này. -3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.”
Sau khi đã xác minh, thu thập chứng cứ, thẩm phán sẽ bắt đầu tiến hành lập hồ sơ vụ án dân sự.
Nội dung của hồ sơ vụ án
Theo quy định tại Điều 204 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 204. Lập hồ sơ vụ án dân sự -1. Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự. -2. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, hồ sơ vụ án dân sự phải gồm các tài liệu sau:
- Đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác
- Tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án
- Văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.
- Việc lập hồ sơ phải tuân theo tiêu chuẩn và quy định của pháp luật như:
- Đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm các giấy tờ, tài liệu.
- Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].
Bình luận