-->

Tư vấn pháp luật: Công ty không trả trợ cấp thai sản, phải làm gì?

Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ ốm đau...

Hỏi: Vào 5/2014 tôi bắt đầu nghỉ thai sản, lúc đó tôi đang làm cho công ty A, sau khi tôi hết thời gian thai sản và quay laị làm việc vaò tháng 11/2014. Công ty có đang lôn xộn (chuẩn bị đổi chủ mới), và tôi có được là yêu cầu ký 1 hợp đồng mới với tên mới là công ty B (nhưng thực chất là đổi tên và hợp đồng cho hợp pháp thui chứ toàn bộ nhân sự là những người cũ. Nói dễ hiểu hơn là "vỏ mới ruột cũ").Tới thời gian hiện tại là con tôi hơn 1 tuổi rùi mà vẫn chưa nhận được 1 xu tiền thai sản nào (khi tôi ký hợp đồng mới được hưá và trả lời bằng miệng là sẽ cố gắng giải quyết trong thời gian sớm nhất). Hiện tại công ty tôi laị tiếp tục đổi chủ mới nhưng vẫn là cty B, và nhận được câu trả lời là cty naò nợ tiền thai sản thì cty đó trả, nhưng hiện tại cty A đó còn đâu mà tôi đi đòi, và tôi phải bắt đầu đòi ai bây giờ (moị giấy tờ về thai sản tô đã hoàn thành sau 2 tháng từ lúc sinh).Bây giờ cho tôi hỏi quý luật sư là bây giờ làm sao tôi đòi được tiền thai sản, tôi phải làm cách nào. (công ty ko có công đoàn). (Trùy Trang - Bình Dương)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Lao động – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Thứ nhất,về trách nhiệm chi trả trợ cấp thai sản cho người lao động của người sử dụng lao động:

Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng

"1.2. Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Hằng quý hoặc hằng tháng, đơn vị quyết toán với cơ quan BHXH, trường hợp số tiền được quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì đơn vị phải đóng số chênh lệch thừa vào tháng tiếp theo tháng quyết toán cho quỹ BHXH."

Theo đó, phía công ty mà bạn đang làm việc cho họ, có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Về việc công ty ban đầu là công ty A thay đổi chủ sở hữu và đổi tên thành công ty ty B, về bản chất, đây chỉ là hình thức thay đổi chử sở hữu, về các khoản tài chính: vốn, hoạt động kinh doanh, công nhân vẫn không có sự thay đổi, sau khi chủ mới tiếp quản công ty, thì vẫn phải thực hiện tiếp trách nhiệm của công ty đối với công nhân. Các khoản thu về BHXH, trích lại từ quỹ tiền lương của người lao động, vẫn được thực hiện lưu giữ trong quỹ BHXH của công ty. Phía người sử dụng lao động mới trả lời bạn như vậy là không đúng với quy định của pháp luật.

Những người sử dụng lao động mới, sau khi tiếp quản công ty thì vẫn phải tiếp tục thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ mà chủ sử dụng lao động cũ chưa thực hiện.

Thứ hai, về thời hạn giải quyết chế độ thai sản cho người lao động:

Theo :

Điều 117.Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản

"1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật này.3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."

Do đó, bạn đã hoàn tất hồ sơ hợp lệ cho người sử dụng lao động thì trong thời hạn 3 ngày.

Thứ ba, nếu bạn vẫn chưa được giải quyết chế độ về thai sản, thì bạn có thể khiếu nại trực tiếp lên phía công ty về việc không giải quyết chế độ thai sản cho bạn khi đã quá thời hạn.

Nếu bạn vẫn chưa nhận được câu trả lời giải quyết thỏa đáng, bạn có thể gửi đơn kiện lên Tòa Án nhân dân huyện nơi Công ty đặt trụ sở, yêu cầu giải quyết chế độ thai sản cho bạn.

Đối tượng trong đơn: Là công ty hiện tại mà bạn đang làm việc.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.