Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp chấm dứt HĐLĐ có phải bồi thường chi phí đào tạo không.
Hỏi: Tôi đi học thạc sĩ từ năm 2010 - 2012 (từ 09/2010 - 09/2012), tháng 12 năm 2012 tôi xin nghỉ không hưởng lương. Tháng 10.2016 tôi làm đơn xin nghỉ việc. Cơ quan yêu cầu tôi bồi thường chi phí đào tạo, vậy tôi có phải bồi thường tiền lương lãnh hàng tháng khi tôi đi học không? (Anh Khang - Hà Nội)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thông tư số 130/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức, đã hết hiệu lực thi hành theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP. Hiện nay, nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức, thay thế Nghị định 54/2005/NĐ-CP thì không có quy định cụ thể về vấn đề này.
Tuy nhiên, Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Điều 49. Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng
"1. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.2. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.3. Công chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng.4. Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật."
Có 2 trường hợp được đặt ra như sau:
Trường hợp 1: bạn cần xem xét đến việc trong thời gian bạn đi học thạc sỹ từ năm 2010 đến 2012 giữa bạn và cơ quan có tồn tại quan hệ lao động hay không? Nếu bạn có thời gian làm việc thực tế tại cơ quan và tiền lương mà bạn được nhận là tiền lương cho công sức lao động nên không được coi là chi phí đào tạo. Và bạn sẽ không phải bồi thường khoản tiền lương này.
Trường hợp 2: nếu trong khoảng thời gian bạn đi học thạc sỹ này bạn không có quan hệ lao động thực tế với cơ quan mà vẫn được cơ quan trả lương, thì tiền lương này được coi là chi phí đào tạo. Vậy nên, trong trường hợp này bạn sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo bao gồm cả tiền lương bạn được hưởng.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận