Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác...
Hỏi: Trường hợp cho một người vay tiền có viết giấy xác nhận sau đó người ta không trả tiền, nếu muốn khởi kiện thì phải làm thế nào? Trình tự khởi kiện được nêu rõ dưới đây.Từ tháng 11/2008 tôi có cho 1 người bạn mượn tiền để làm vốn làm ăn, số tiền 55.000.000 vnđ, nhưng đến nay là tháng 8/2013 thì người đó vẫn chưa chịu trả lại tiền cho tôi, mà cứ trì hoãn. Nay tôi muốn kiện người đó ra tòa án nơi bị đơn đang đăng ký kinh doanh, hồ sơ gồm những gì? Án phí là bao nhiêu? Tôi chỉ có tờ giấy xác nhận mượn tiền 2 bên ký tên và một đĩa CD ghi nhận nội dung vay tiền như thế có được không? (Nguyễn Hòa - Thái Bình)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
I. Căn cứ pháp lý khởi kiện vụ án:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 474 Bộ luật Dân sự (BLDS) thì:
“Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Như vậy, trong trường hợp bên vay không hoàn thành nghĩa vụ trả tiền, bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 161 Bộ Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
II. Hồ sơ khởi kiện vụ án:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp của bạn bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (Hợp đồng mượn tiền, đĩa CD ghi nhận giao dịch giữa hai bên...);
- Giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) đối với cá nhân.
- Giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực), nếu là pháp nhân;
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
Lưu ý bạn: Theo quy định tại Điều 83 BLTTDS thì:
“1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó”.
Như vậy, đối với đĩa CD ghi nhận cuộc đối thoại giữa hai bên bạn phải xuất trình kèm theo đó văn bản xác nhận xuất xứ của đĩa CD hoặc văn bản liên quan tới việc thu hình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận