-->

Không có giấy vay tiền, đòi lại khoản vay bằng cách nào?

Trường hợp không thiết lập hợp đồng cho vay, cũng không có giấy biên, anh (chị) có thể xuất trình cho Tòa án các chứng cứ khác như: bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền, hay nội dung email, người làm chứng xác nhận có việc vay tiền.

Hỏi: Hiện tại tôi có cho một người bạn tôi quen số tiền 20 triệu đồng. Nhưng khi đến hẹn trả thì người đó cứ loanh quanh rằng chưa có tiền, xin khất lại lúc khác. Đã nhiều lần như vậy rồi, nên tôi thấy có dấu hiệu là quỵt tiền. Khi cho mượn, tôi không hề có giấy tờ xác nhận nào. Đề nghị Luật sư tư vấn, muốn khởi kiện thì cần phải cần bổ sung thêm giấy xác nhận vay tiền khong? Nếu tôi không có giấy xác nhận vay tiền thì phải làm như thế nào? (Thành Nam - Hòa Bình)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Huy Hoàng - Tổ tư vấn pháp luật Hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 về hình thức hợp đồng dân sự thì:

"1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Như vậy, theo quy định trên thì hình thức của hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Anh(chị) đã cho người kia vay số tiền là 20 triệu đồng, việc vay mượn tiền không lập thành văn bản tuy nhiên, ở đây có thể xác định giữa các bên đã xác lập một hợp đồng vay tiền bằng lời nói. Do vậy, giao dịch vay mượn tiền nêu trên được pháp luật công nhận.

Khi quyền lợi của anh (chị) bị xâm phạm, anh (chị) có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú của người vay tiền để được giải quyết.Và để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý anh (chị) phải cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên

Theo quy định tại Điều 83 BLTTDS về xác định chứng cứ, "chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc". Đối với "các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó”. Có nghĩa là việc vay mượn giữa hai bên không thiết lập hợp đồng, cũng không có giấy biên nhận mà chỉ có bản ghi âm. Để bản ghi âm này trở thành chứng cứ, nội dung bản ghi âm phải ghi nhận việc vay mượn giữa hai bên. Đồng thời Anh (chị) phải xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ (ví dụ nếu ghi âm bằng điện thoại, Anh (chị) phải được nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp cuộc gọi, thời gian...). Nếu anh (chị) không xuất trình được thì bản ghi âm này khó thể trở thành chứng cứ trong vụ án.

Như vậy, trong trường hợp này, anh (chị) không thiết lập hợp đồng cho vay, cũng không có giấy biên nhận hay giấy ghi nợ nên anh (chị) có thể xuất trình cho Tòa án các chứng cứ như bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền, hay nội dung email, người làm chứng xác nhận có việc vay tiền của bị đơn đối với nguyên đơn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.