-->

Tư vấn hiệu đính thông tin sai lệch trên thẻ bảo hiểm y tế

Vậy khi mẹ của anh (chị) bị ghi sai thông tin so với chứng minh thư thì theo căn cứ từ các điều luật trên, mẹ anh (chị) cần đi đổi lại thẻ bảo hiểm y tế. Nộp hồ sơ gồm đơn đề nghị cấp lại, đổi thẻ; thẻ bảo hiểm y tế sai thông tin, bản sao giấy tờ liên quan để thay đổi..

Hỏi:Thưa luật sư, mẹ tôi thuộc diện hộ nghèo có thẻ bảo hiểm y tế nhưng do ngày sinh và tháng sinh trên thẻ bảo hiểm y tế không khớp với chứng minh thư nên khi đi khám bệnh không được hưởng quyền lợi. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi phải làm gì để có thể đi khám bệnh ngay được? (Nguyễn Tâm - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Phương Thảo - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ vào Điều 19 Luật bảo hiểm ý tế năm 2008 quy định như sau:

Điều 19.Đổi thẻbảo hiểm y tế

"1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây: a) Rách, nát hoặc hỏng; b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế; b) Thẻ bảo hiểm y tế.

3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế."

Căn cứ vào Điều 33 củaQuyết định số 1111/2011/QĐ-BHXH quy định hồ sơ cấp lại, đổi thẻ BHYT:

"Thẻ BHYT được cấp lại trong trường hợp bị mất; được đổi trong các trường hợp bị rách hoặc hỏng, thay đổi quyền lợi BHYT, thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thông tin ghi trên thẻ không đúng và điều chỉnh mức hưởng. Người được cấp lại hoặc được đổi thẻ do rách, hỏng phải nộp phí theo quy định.

1. Do đơn vị làm mất, hỏng hoặc kê khai không đúng.

1.1. Thành phần hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị củađơn vị (mẫu D01b-TS)kèm theo danh sách đối tượng mất, hỏng thẻ; b) Thẻ BHYT (hỏng, sai thông tin).

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Do người tham gia BHYT làm mất, hỏng hoặc thay đổi cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc thông tin ghi trên thẻ không đúng, điều chỉnh mức hưởng.

2.1. Thành phần hồ sơ:

2.1.1. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH:

a) Đơn đề nghị cấp lại, đổi thẻ (mẫu D01-TS); b) Thẻ BHYT (hỏng, sai thông tin); c) Bản sao giấy tờ liên quan để thay đổi mức hưởng và thay đổi thông tin trên thẻ BHYT.

2.1.2. Trường hợp nộp hồ sơ thông qua đơn vị: hồ sơ như quy định tại Tiết 2.1.1, Điểm 2.1, Khoản 2 Điều này và thêmVăn bản đề nghị củađơn vị (mẫu D01b-TS)

2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ."

Vậy khi mẹ của anh (chị) bị ghi sai thông tin so với chứng minh thư thì theo căn cứ từ các điều luật trên, mẹ anh (chị) cần đi đổi lại thẻ bảo hiểm y tế. Nộp hồ sơ gồm đơn đề nghị cấp lại, đổi thẻ; thẻ bảo hiểm y tế sai thông tin, bản sao giấy tờ liên quan để thay đổi thông tin trên thẻ BHYT. Sau không quá7 ngàylàm việckể từ ngày nhận đủ hồ sơ tổ chức bảo hiểm ý tế sẽ cấp thẻ BHYT cho mẹ bạn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.