Năm 2000, bố tôi tên T có góp tiền mua đất chung với ông K và một vài người khác. Bà L là vợ của ông K bảo với bố tôi rằng: “con lấy miếng đất đó sau ấy mở một quán cà phê nhỏ cũng được"
Hỏi:Năm 2000, bố tôi tên T có góp tiền mua đất chung với ông K và một vài người khác. Bà L là vợ của ông K bảo với bố tôi rằng: “con lấy miếng đất đó sau ấy mở một quán cà phê nhỏ cũng được".Bố tôi lên nhà ông HT là ông chú của bố tôi để mượn tiền. Lúc ấy, nhà ông đang xây nên hơi bí! sau đó ông chạy đi mượn tiền. Ông cho bố tôi mượn 10.000.000 và cùng bố tôi kí tên vay tiền, vay tiền xong thì bố tôi góp tiền mua đất. Bố tôi lấy miếng đất xấu nhất và dài nhất. Năm 2005, bà L mất cũng là năm tới hạn trả tiền cho ngân hàng vì thế chấp nhà lấy 500.000.000 để xây nhà trọ. Tiền thì không có vì phải chữa trị căn bênh ung thư vú của bà L nên bố tôi nhắm mắt bán miếng đất đó với giá 700.000.000 …
Tháng 5 vừa rồi, chú tôi là con ông K tên là T lấy vợ là cô DL. Tuần này cô với chú vào Thành phố Hồ Chí Minh hưởng tuần trăng mật. Sau đó, ông mới giao quyền thừa kế cho chú. Gia đình tôi đã ở chung nhà với ông Kđã hơn 20 năm. Tối nay chú mới nói với bố mẹ tôi: “em cho anh chị 2 tháng để sắp xếp rời khỏi căn nhà và cùng một số tiền trị giá 100.000.000". Bố tôi mới bảo: “anh sẽ ko dọn đi đâu hết! anh không lấy 1 đồng của chú!anh chỉ lấy đất chứ không lấy tiền". Chú mới nói với mẹ là: "chị khuyên anh giúp em". Mẹ tôi mới bảo “chị không liên quan gì đến chuyện này của anh ấy, chuyện này chỉ có em, anh ấy, bố em mới có quyền". Chú mới nói tiếp :"nể mặt anh chị là người nhà nên em mới đưa cho anh chị 100.000.000 còn nếu không đồng ý thì ra pháp luật. Nếu ra pháp luật thì anh chị chẳng có cái gì". Bây giờ, ông K có 12 phòng trọ! bố tôi muốn lấy 4 phòng đầu coi như lỗ vậy vì miếng đất bố tôi bán lúc đó giá hiện giờ là 7 tỷ. nhưng ông K không đồng ý . Chuyện này phải giải quyết làm sao ? Nếu ra pháp luật thì sẽ như thế nào? (Hoài Linh - Hà Tây)
Trước hết, có thể xác định: cha bạn và chú T đềuthuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông K. Việc ông K có ý định sau này chết đi để lại toàn bộ tài sản cho chú bạn là không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cần xét những điểm sau:
- Thứ nhất,Chú bạn không có quyền đuổi gia đình bạn ra ngoài trong vòng 2 tháng. Vì:
Theo quy định của khoản 1 Điều 667 Bộ luật Dân sự 2005 về hiệu lực pháp luậtcủa di chúc thì di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế. Và theo khoản 1 Điều 633 Bộ luật trên xác định thì thời điểm mở thừa kế là "thời điểm người có tài sản chết". Như vậy, phải đến khi ông bạn mất thì việc để lại di chúc trên mới có hiệu lực và lúc ấy mới cần xét đến việc thỏa thuận với nhau và chuyển ra ngoài.
- Thứ hai,Gia đình bạn có thể trao đổi, thỏa thuận về việc cha bạn đã bán quyền sử dụngmảnh đất của gia đình bạn trước đây vì mục đích chữa bệnh cho bà L và nghĩa vụ thanh toán. Bởi theo quy định của pháp luật, việc chăm sóc cho cha mẹ vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của con cái, không chỉ cha bạn mà cả chú của bạn cũng phải có nghĩa vụ chăm sóc, chi trả vật chất khi bà bạn bị bệnh. Hơn nữa,Khi cha bạn bán mảnh đất giá 700.000.000 đồng và thanh toán số tiền nợ 500.000.000 - là số tiền vay để mua quyền sử dụngmảnh đất chung trên, nghĩa là cha bạn cũng tham gia góp vốn vào việc mua quyền sử dụngdiện tích đất trên. Vì vậy, nếu như cha bạn có giấy tờ chứng minh được việc cha bạn đã bán đất để thanh toán số tiền nợ chung trên thì cha bạn có thể được giữ quyền sử dụngmảnh đất tương đương với trị giá mà cha bạn đã dùng để trả nợ(mảnh đất tương đương giá trị 500.000.000 đồng vào thời điểm cha bạn trả nợ).
Vì vậy, trong trường hợp này, gia đình bạn có thể thỏa thuận lại với chú và ông bạn. Nếu không thỏa thuận được, gia đình bạn cần có giấy tờ chứng minh về nghĩa vụ thanh toán tiền nợ đối với nguồn gốc của quyền sử dụngmảnh đất trên, lúc này, quyền lợi của gia đình bạn khi ra Tòa án vẫn được giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận