Anh và gia đình hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Tuy nhiên, hình thức di chúc này cũng phải đảm bảo được điều kiện di chúc hợp pháp:
Hỏi: Gia đình tôi có 4 người gồm bố mẹ và 2 chị em (1 nam và 1 nữ). Năm 2003 thì mẹ tôi mất, tôi lúc đó 8 tuổi. Năm 2008 thì bố tôi lấy thêm 1 người nữa và sinh thêm 1 em gái nay 5 tuổi.Sau khi vợ mất thì bố tôi sa sút nên sau khi lấy vợ về 1 thời gian thì vợ 2 được thể làm chủ nhà.Hai chị e đi học và lập nghiệp ở xa. Nay bố tôi ốm nặng nên đã viết di chúcc để lại toàn bộ tài sản cho tôi. Nhưng khi xác nhậṇn của chính quyền địa phươngơng thì không được xác nhận và yêu cầu phải có sổ đỏ. Sổ đỏ thì mẹ gì thu vào két không chịu đưa. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này phải giải quyết thế nào? (Văn Huy - Bắc Giang)
Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo điều 650 BLDS năm 2005 thì di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Vậy trong trường hợp của anh do không đưa ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chính quyền địa phương không thể xác nhận di chúc của bố anh là điều hoàn toàn đúng pháp luật. Anh và gia đình hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Tuy nhiên, hình thức di chúc này cũng phải đảm bảo được điều kiện di chúc hợp pháp:
- "Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật".(khoản 1, điều 652, BLDS 2005)
Tuy nhiên, vì theo thư anh trình bày thì bố anh dành toàn bộ di sản cho anh nên anh cần lưu ý một điểm sau: Nếudì của anh nếu là vợ hợp pháp của ba anh thì dì của anh thuộc diện người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên cô ấy hoàn toàn có thể được hưởng di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật. (điều 669, BLDS 2005)
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận