-->

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân (giữa người lao động với người sử dụng lao động) và tranh chấp lao động tập thể (giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động).

Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Tranh chấp lao động cá nhân

Thẩm quyền giải quyết:

Hoà giải viên lao động; toà án nhân dân (điều 200 Bộ luật lao động).

Trình tự giải quyết:

Bước 1: tranh chấp lao động phải được thông qua thủ tục hoà giải của hoà giải viên lao dộng trước khi một trong các bên yêu cầu toà án giải quyết.
Trường hợp hai bên không thoả thuận được, hoà giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét.
Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Bước 2: trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu toà án giải quyết (điều 201 Bộ luật lao động).

Tranh chấp lao động tập thể

Thẩm quyền giải quyết:

Theo quy định tại điều 203 Bộ luật lao động:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm: hoà giải vicn lao động; chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp cấp huyện); toà án nhân dân.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyến giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: hoà giải viên lao động; hội đồng trọng tài lao động.

Trình tự giải quyết:

Bước 1: tranh chấp lao động tập thể phải được giải quyết tại cơ sở theo các quy định tại điều 201, 204 Bộ luật lao động.
Bước 2: trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành thì các bên có quyền yêu cấu chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết dối với tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (điều 204 Bộ luật lao động).

Đình công

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Trình tự đình công:

Theo quy định tại các điều 212, 213 Bộ luật lao động, để tiến hành đình công, tập thể lao động cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: lấy ý kiến tập thể lao dộng. Đổi với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động. Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ kí.
Bước 2: ra quyết định đình công. Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của ban chấp hành công đoàn đưa ra thì ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản.
Bước 3: tiến hành đình công. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cấu của tập thể lao động thì ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công.
Những cuộc đình công sau đây được xem là bất hợp pháp (điều 215 Bộ luật lao động): (i)Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. (ii)Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công. (iii)Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật lao động. (iv)Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do chính phủ quy định. (v)Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Đây là quyền của người sử dụng lao động, lần đầu tiên được quy định trong pháp luật lao động việt nam. Để thực hiện quyền này, ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa nơi làm việc tại nơi làm việc và thồng báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây: ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công; công đoàn cấp tỉnh; tồ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan quản lí nhà nước về lao động cấp tỉnh; ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đóng trụ sở (điều 216 Bộ luật lao động).
Tuy nhiên, người sử dụng lao động không được đóng cửa nơi làm việc trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công hoặc sau khi tập thể lao động ngừng đình công (điều 217 Bộ luật lao động).

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Đặng Thị Linh Phương - Công ty Luật TNHH Everest.


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].