Pháp luật quy định cấm hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công và xử lý kỷ luật đối với người lao động tham gia đình công mà không đề cập tới việc cuộc đình công này là hợp pháp hay bất hợp pháp.
Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.
Đình công dù là hợp pháp thì về mặt kinh tế xã hội đều không có lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động cũng như lợi ích của nhà nước và toàn xã hội, vì vậy đình công chỉ có thể là biện pháp bất đắc dĩ khi không còn biện pháp nào khác.
Đình công là một trong những quyền của người lao động. Tuy nhiên, đình công phải đáp ứng được những điều kiện nhất định.
Người lao động không tham gia đình công nhưng phải nghỉ việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo mức do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được.
Việc người lao động tự ý ngừng việc khi có mâu thuẫn về lợi ích với người sử dụng lao động đang tồn tại khá phổ biến trong thực tiễn hiện nay. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của chính người lao động và cả ngưới sử dụng lao động.
Trong quá trình thực hiện thỏa ước lao động tập thể, tập thể người lao động và người sử dụng lao động không tránh khỏi những tranh chấp. Trong nhiều trường hợp tập thể người lao động thường đình công mà không biết việc đình công của mình có hợp pháp hay không.
Để đình công diễn ra hợp pháp thì việc đình công phải lấy ý kiến của tập thể lao động, ra quyết định đình công bằng văn bản trước khi tiến hành đình công.