trong trường hợp tranh chấp lao động cá nhân, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người lao động có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện để được giải quyết.
Hỏi: Tháng 07/2015,em được tuyển dụng vào làm giáo viên tại Trung tâm giáo dục và dạy nghề thường xuyên. Người sử dụng lao động làquận A kí hợp đồng lao động không thời hạn, với mức lương được hưởng là 2,67 và hưởng các chế độ khác theo quy định của Nhà nước. Nhưng từ tháng 01/2016 đến naym, em không nhận được bất kì một đồng tiền lương nào. Bảo hiểm cũng không được đóng. Khi hỏi giám đốc Trung tâm thì nhận được trả lời: do chính sách của thành phố thay đổi, nhưng không giải thích rõ lí do.
Đến nay, thành phố đã giải quyết yêu cầu thanh toán lương và bảo hiểm cho nhân viên hợp đồng thuộc diện hành chính sự nghiệp. Nhưng khi hỏi Trung tâm, em nhận được câu trả lời là không nằm trong hành chính sự nghiệp. Hơn nữa Trung tâm đang dính phải bê bối, quận và cả cơ quan cũng không ai đứng ra giải thích rõ tại sao chúng em không có lương và không được đóng bảo hiểm. Vậy theo Luật sư, trường hợp của em, quận A có vi phạm luật lao động không? Em phải làm gì để đòi quyền lợi của mình? (Nguyễn Thị Dung - Thái Bình) >>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:Điều 15 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Theo thông tin anh (chị) cung cấp, ban đầu anh (chị) đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước, và trong hợp đồng có thỏa thuận được hưởng lương và các chế độ theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên sau khoảng 5 tháng, anh (chị) không được trả lương, không được đóng bảo hiểm, và trước đó anh (chị) từng được hưởng lương do Quận A chi trả. Về thông tin anh (chị) cung cấp là tìm hiểu được trung tâm đó không phải là đơn vị hành chính công lập Nhà nước, về thông tin này anh (chị) cần phải tìm hiểu thật chính xác, vì nếu trung tâm không phải đơn vị sự nghiệp công lập Nhà nước thì trước đó anh (chị) không thể nhận lương từ quận chi trả được. Trong trường hợp này, có thể trung tâm đã chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương theo Ngân sách Nhà nước sang đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập như sau: “Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị (ngân sách nhà nước không cấp bổ sung)”.
Do đó khi trung tâm này vẫn hoạt động theo hình thức hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước thì anh (chị) sẽ được Nhà nước trả lương theo hệ số đã ký trước đó, khi đã chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, tức là lúc này trung tâm sẽ chi trả lương và đóng bảo hiểm cho anh (chị). Vì vậy trong trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh (chị), anh (chị) có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện để được giải quyết.Khuyến nghị:- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận