-->

Viên chức có được nghỉ phép năm không?

Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần...

Hỏi: Bố em làm phó Trưởng trạm Trạm Y Tế xã. Bố em là Y Sĩ Trạm không có trạm Trưởng nên bố em làm như Trạm trưởng vì trạm có 3 người 1BS đi học, còn 2 người nên thay phiên nhau trực với Điều Dưỡng. Nay bố em muốn nghỉ phéṕp nhưng không biết chuyển giao công việc cho ai vì không có trạm trưởngng, nếu bố em làm đơnn xin nghỉ phép năm thì phải làm sao? Từ ngày bố làm đơn mà cơ quan không sắp xếp đc cho nghỉ thì bố em phải làm thế nào? Từ ngày làm đơn đến mấy ngày thì được tính là làm tăng giờ? Bố em làm gần 30năm rồi chưa nghỉ phép năm, mấy năm trước bên trung tâm huyện cũng có cho nghỉ phép như bố em không nghỉ vì công việc không biết ban giao cho ai. Như vậy số ngày phép năm trước bố em có thể nghỉ gộp lại cho năm nay không? Quy định pháp luật thế nào? (Đinh Hồng Mai - Phú Thọ)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 117/2014/NĐ-CP quy định: “Người làm việc tại Trạm Y tế xã là viên chức”. Theo đó, bố của anh (chị) cũng là viên chức, quyền nghỉ ngơi của bố anh (chị) sẽ do Luật Viên chức điều chỉnh. Cụ thể Điều 13 Luật này quy định: “Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi: 1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. 2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. 4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập”.

Như vậy, bố anh (chị) có thể nộp đơn xin nghỉ phép để cơ quan sắp xếp lịch nghỉ, trường hợp do yêu cầu của công việc mà bố anh (chị) không thể sử dụng số ngày nghỉ hàng năm thì sẽ được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. Cụ thể, việc này được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC như sau: “b) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép: Hàng năm căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm. Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời gian chi trả: Được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước”.

Về việc gộp số ngày nghỉ, bố anh (chị) chỉ có thể gộp số ngày nghỉ phép tối đa 3 năm 1 lần nhưng phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.