Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự
Hỏi: Ngày 5/8/2015, em và bạn em ký hợp đồng thuê nhà với A hạn 1 năm, tiền đặt cọc là 2tr5. Trong hợp đồng có ghi nếu bên B (tức em) đơn phương hủy hợp đồng, phí đầu tư và tiền thế chấp. Ngày 25/12/2015, do mâu thuẫn nên em thông báo với chủ nhà là hết tháng sẽ trả lại nhà.Một tuần sau, em trả lại nhà và xin nhận lại tiền đặt cọc nhưng chủ nhà không đồng ý với lí do có thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, sau đó em có thỏa thuận miệng với chủ nhà là nếu em tìm được người khác thuê nhà thì chủ nhà trả lại tiền đặt cọc và được chủ nhà chấp nhận. Ngày 15/1/2016, em đã giới thiệu được người khác thuê nhà song chủ nhà không trả lại tiền đặt cọc, chỉ đồng ý trả 1.000.000 đồng tiền công. Như vậy, em có thể kiện đòi tiền đặt cọc không ạ? (Vũ Văn An - Hà Nội).
Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Theo khoản 1 điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì:
"1. Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây:
a) Các bên có thoả thuận khác;
b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố;
c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;
d) Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định."
Theođiều 358 Bộ luật dân sựthì :
"1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Vậy tuy bạn không thực hiện hợp đồng như đã giao kết là thuê trọ trong vòng 1 năm sau đócả hai bên đã có thỏa thuận khác là khi bạn tìm được người thuê nhà và được chủ nhà chấp nhận nhưng theo yêu cầu của pháp luật bất cứ mọithỏa thuận giao dịch nào liên quan đến việc đặt cọc phải được lập thành văn mà giữa bạn và chủ nhà việc thỏa thuận thêm chỉ được thực hiện bằng miệng thì không có hiệu lực.Trong trường hợp này bạn sẽ khó để được số tiền đặt cọc.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận