-->

Tư vấn hợp đồng thuê nhà có tiền đặt cọc?

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự

Hỏi: Em và 1 người bạn có kí 1 hợp đồng thuê nhà từ tháng 8.2015. Trong hợp đồng đó mặc dù chỉ em là người kí tên nhưng trong hợp đồng, bên thuê ghi cả tên em và bạn kia.Theo hợp đồngbọn em phải đặt cọc 2 triệu và nếu chuyển đi trước 1 năm thì mất tiền đặt cọc này. Tháng 10 vừa rồi bạn em chuyển đi còn em vẫn ở lại. Chủ nhà có thông báo ai chuyển đi mất tiền đặt cọc. Đến tháng 11 có 1 bạn khác chuyển đến ở cùng em thì chủ nhà lại bắt chúng em đặt cọc thêm 2 triệu. Tức là 1triệu trước đây em đặt cọc cũng mất dù em không chuyển đi. Vậy em muốn hỏi trong trường hợp này nội dung hợpcó vi phạm pháp luậtkhông, hoặc bên cho thuê có vi phạm nội dung hợp đồng không. Bọn em nên làm gì để không bị mất tiền oan? (Vũ Nam Anh - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Theo khoản 1 điều 10 nghị định 163/2006/NĐ-CP thì:

"1. Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây:

a) Các bên có thoả thuận khác;

b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố;

c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;

d) Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định."

Vậy ở đây nếu bạn và bên cho thuê nhà không có thỏa thuận khác thì hợp đồng đặt cọc của bạn đã có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp của bạn, bạn cần xem xét xem trong hợp đồng thuê nhà của bạn có thỏa thuận điều khoản đó là nếu một trong hai chuyển đi trước 1 năm thì sẽ mất số tiền cọc hay không. Nếu có thì việc bạn mất tiền cọc là hoàn toàn có căn cứ vì bạn đã thỏa thuận đồng ý rồi.

Nếu hợp đồng chỉ thỏa thuận nếu chuyển đi trước một năm thì mất tiền cọc mà chỉ có bạn của bạn chuyển đi, bạn là người trực tiếp kí kết hợp đồng vẫn ở lại thì số tiền cọc của bạn vẫn còn lại 2 triệu đồng vì căn cứ theo Điều 358 :

"1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Bạn đã thực hiện việc giao kết và thực hiệnhợp đồng, cụ thể vẫn ở lại cho đến khi hết thời hạn của hợp đồng thì bên nhận đặt cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bạn, cụ thể là số tiền 2 triệu đồng.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.