Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác lúc còn sống theo quyết định của người đó được thể hiện trong di chúc
Hỏi: Bố mẹ tôi có hai anh em, em trai tôi sinh sống cùng bố mẹ ở quê, còn tôi thì lập nghiệp và cư trú ở Hà Nội. Năm 2005 thì bố tôi mất, trước khi mất ông không để lại di chúc thừa kế gì. Cuối năm 2010 thì mẹ tôi đột ngột qua đời nên tôi cũng không biết bà có để lại di chúc thừa kế cho các con không.Thời gian sau đó, khi tôi nói chuyện với em trai tôi về tài sản đất đai của bố mẹ để lại thì lúc đó em trai tôi đưa ra một số giấy tờ di chúc ghi trong năm 2007 và 2008 có nội dung mẹ tôi tôi để lại toàn bộ tài sản ruộng đất cho em trai tôi sau khi mất (số giấy tờ này do em trai tôi viết, mẹ tôi không biết chữ nên bà điểm chỉ ngón tay trỏ, có chứng thực của UBND xã và người làm chứng ký nhận trong đó) và một bản ghi trong năm 2009, tiêu đề là “ Văn bản cho tài sản, ruộng, đất, nhà” nội dung ghi chuyển toàn bộ số tài sản mà đã ghi trong năm 2007 và 2008 từ di chúc thừa kế sang cho vĩnh viễn kể từ ngày viết trong năm 2009 (văn bản này cũng do em trai tôi viết, có chứng thực của UBND xã nhưng không có người làm chứng ký xác nhận). Vậy nên, em trai tôi cho rằng, em tôi đã là chủ sở hữu toàn bộ số tài sản ruộng đất của mẹ tôi từ năm 2009. Xin nói thêm số tài sản đất đai này là tài sản chung của bố mẹ tôi. Xét về chủ quan thì tôi thấy em trai tôi ngày xưa rất hay hỗn láo với ông bà nên không nghĩ bà lại để lại toàn bộ tài sản cho em mình. Tôi xin hỏi em tôi làm những thủ tục này đã đúng chưa? Tôi có quyền thừa kế phần nào đó với tài sản của bố mẹ không? (Thanh Huệ - Hà Nam)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự 2005 thì người lập di chúc có quyền:
"Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản".
Theo như thông tin bạn cung cấp,trước khi mẹ bạnmất để di chúc cho embạn được toàn quyền sử dụng diện tích đất đó. Việc khi mẹ bạnlập di chúc do không biết chữ nên điểm chỉ,có mặt người làm chứng và di chúc đã được UBND xã chứng thựcnên nội dung quy định trong di chúc là hợp pháp.
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác lúc còn sống theo quyết định của người đó được thể hiện trong di chúc. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là việc chỉ định người thừa kế và phân định tài sản, quyền tài sản và nghĩa vụ về tài sản cho người thừa kế. Như vậy, theo những quy định trên thì trước khi mẹ bạn mấtđã để lại di chúc, di chúc hợp pháp và để lại thừa kế cho em bạn mảnh đất nên em bạn được toàn quyền sử dụng mảnh đất mà không phải chia cho những người đồng thừa kế.
Về hợp đồng tặng cho tài sản, nhà, ruộng và đất, Theo quy định tại Điều 466, Điều 467 Bộ luật dân sự năm 2005:
- "Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký". (Điều 466)
- "1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản". (Điều 467)
Như vậy, việc tặng cho nhà ở giữa mẹbạn và em bạn phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực và phải đăng ký quyền sở hữu thì mới được coi là hợp pháp.
Trường hợp, bạn có căn cứ cho rằng di chúc có dấu hiệu không hợp pháp khi vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của di chúc quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2005 thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố đi chúc không có hiệu lực, khi đó, di sản bố mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật:
"1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực".Khuyến nghị:
Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận