-->

Thế nào thì được coi là tội đưa và nhận hối lộ?

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ.

Hỏi: Cháu nhờ một người xin việc cho cháu mất số tiền là 50 triệu đồng. Họ hứa sẽ cho cháu làm đúng ngành đúng nghề là lên văn phòng làm việc. Nhưng khi nhận công việc cháu không được làm đúng ngành nghề cháu đã xin. Họ hứa từ 3 đến 5 tháng họ sẽ giải quyết cho cháu lên văn phòng làm việc. Nay cháu làm qua thời gian đó được 3 tháng rồi nhưng họ vẫn chưa giải quyết cho cháu. Cháu muốn nhờ tới pháp luật can thiệp liệu có giải quyết được không ạ. Cháu có biên lai nhận tiền của họ. (Huy Chương - Phú Thọ)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước tiên bạn phải biết một điều rằng việc bạn đưa tiền cho người khác với mục đích nhờ xin việc đã cấu thành hành vi vi phạm pháp luật rồi. Cụ thể bạn phạm tội hối lộ còn người kia phạm tội nhận hối lộ. Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội đưa hối lộ như sau:

Điều 289. Tội đưa hối lộ

1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ”.

Như vậy nếu bị phát giác thì bạn đã vi phạm Điều 289 khoản 2 điểm đ Bộ luật này. Do vậy trường hợp của bạn nếu yêu cầu sự can thiệp của pháp luật thì sẽ gây bất lợi cho bạn. Vì thế bạn nên tự dàn xếp với bên kia để tự giải quyết vấn đề của mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.