-->

Tư vấn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ?

Trách nhiệm hình sự

Hỏi: Để làm ăn người nhà chúng tôi có vay tiền của nhiều người nhưng do làm ăn thua lỗ, người nhà chúng tôi nợ nhiều người một số tiền rất lớn. Vừa rồi phiên tòa xét xử thì định án khoảng 15 năm. Hiện tại người kiện và người thân chúng tôi đều làm đơn phúc thẩm lên tòa án tối cao để xin giảm án. Bởi thực chất người kiện cũng không muốn người thân chúng tôi ở tù lâu vì sẽ không lấy lại được tiền.Người thân tôi ở trong tù có nhắn ra là: 1.Xoay tiền trả bớt cho người kiện; 2.Xoay tiền chạy án.Nhưng thực sự thì gia đình tôi chẳng còn gì để trả cả. Vậy nhờ Luật sưtư vấn giúp gia đình là chúng tôi liệu có nên lại vay mượn thêm để làm 2 việc trên không?. Xin hỏi thêm là nếu cố gắng để khắc phục khoảng 1/3 số tiền bị kiện (Số tiền kiện hiện tại là khoảng 300 triệu) thì có giảm bớt án được nhiều không? (Thu Minh - Hà Nội)

 >>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 thì trả nợ là nghĩa vụ của bên vay. Trong trường hợp người vay không trả được nợ cho người cho vay thì tùy từng trường hợp, người vay có thể bị người cho vay khởi kiện ra Tòa dân sự để đòi nợ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009. Do bạn không cung cấp rõ thông tin về việc người nhà của bạn bị khởi kiện vì tội gì mà chỉ nêu về việc vừa rồi phiên tòa xét xử định án khoảng 15 năm. Như vậy ở đây tôi hiểu rằng người thân của bạn đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trước tiên bạn có hỏi về việc: tư vấn giúp gia đình là bạn liệu có nên lại vay mượn thêm tiền để làm 2 việc: Xoay tiền trả bớt cho người kiện và xoay tiền chạy án không?Đối với vấn đề này, về việc xoay tiền trả bớt cho người kiện gia đình người thân bạn có thể thực hiện nếu có khả năng, đây sẽ là điều kiện có lợi được xem xét là tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để Tòa án phúc thẩm xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người thân của bạn, tuy nhiên đối với việc vay tiền để chạy án là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nên khuyên bạn trong trường hợp này không thực hiện việc này, việc chạy án theo quy định pháp luật hình sự hiện hành cụ thể tại Khoản 1 Điều 289 Bộ luật hình sựsẽ cấu thành tội đưa hối lộ, theo đó Điều luật này quy định về tội đưa hối lộ như sau: “Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần,thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.”

Việc đưa hối hộ không chỉ ảnh hưởng tới người trực tiếp đưa hối lộ (bị truy cứu trách nhiệm hình sự) mà còn là tình tiết để Tòa án phúc thẩm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người thân của bạn.

Với câu hỏi của bạn: nếu cố gắng để khắc phục khoảng 1/3 số tiền bị kiện thì có giảm bớt án được nhiều không?

Vấn đề giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được hay không còn căn cứ vào nhiều yếu tố, theo đó việc gia đình bạn cố gắng khắc phục hậu quả là số tiền nợ sẽ được Tòa án xem xét xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bên cạnh tình tiết giảm nhẹ là nguyên đơn gửi đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho người thân của bạn (bạn tham khảo thêm quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009. Theo quy định tại Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật (Bộ luật hình sự):

“Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạtđiều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.

Như vậy, trong trường hợp người thân của bạn có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự thì Tòa án có thể quyết định mức dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định và trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Trường hợp nếu người thân của bạn bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự, với thông tin bạn cung cấp số tiền nợ là 300 triệu đồng nên có thể hiểu người thân của bạn bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 140 với mức cao nhất của khung hình phạt là tới 15 năm nếu có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì người thân của bạn có thể được giảm trách nhiệm hình sự và chỉ phải phạt tù tới tối đa là 7 năm (khung hình phạt liền kề nhẹ hơn: cụ thể là khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.