Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
Hỏi: Tôilà sinh viên mới ra trường và có nhờ một anh A chạy việc. Anh A này làm ở toà án (đang là thư ký). Sau đó tôigiao tiền cho anh A và có giấy viết tay (không có người làm chứng) (giấy này với tính chất là anh A này vay tiền cuả anh, không lãi) "số tiền là 40,000,000" Ngoài ra mỗi lần gọi điện thoại cho anh A này tôiluôn ghi âm lại và cả tin nhắn nữa. Thời hạn là 3 tháng đến 30/7/2015. Bây giờ đã đến hạn trả nhưng anh A dây dưa không chiụ trả. Đề nghị Luật sư tư vấn, trong trường hợp này tôicó nên khởi kiện đòi trả không?(vì anh A, này làm ở toà án đó nên tôisợ họ gây khó dễ). Thứ hai là nếu tôikhởi kiện em có nên nói ra tính chất thật cuả sự việc (là tôiđưa tiền chạy việc không?) Nếu tôitố cáo đúng bản chất của là dùng tiền để chảy việc thì liệu tôicó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "đưa hối lộ" không ạ?Đề nghị Luật sư tư vấn có cách nào hay hơn để đòi lại tiền không? (Hà Thu - Hà Nội)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật dân sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ theo Điều 128 Bộ luật dân sự 2005:"Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội:Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng".
Giao dịch giữa gia đình anh (chị)và người bạn nhờ có mục đích là dùng tiền bạc bằng cách nào đó " lo lót "để chạy việc choanh (chị)dễ dàng hơn những người khác hay có nghĩa là dùng tiền để xin được việc, vì thế xét về khía cạnh chuẩn mực đạo đức xã hội pháp luật không bảo về những giao dịch như vậy. Và cũng theo Điều 128như trên đã trích thì đó là giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như vậyanh (chị)có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch chạy việc này vô hiệu và theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 thì sau khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu thì các bên phải hoàn trả lại những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Tuy nhiên, việc dùng tiền để xin việc này cũng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ căn cứ theo khoản 1 Điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999:"1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từhai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ".
Đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn. Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ hoặc là lợi ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện. Theo đó hành vi của bạn đó là dùng số tiền mà mình đã chuyển cho người có quyền hạn chức vụ ở đây là cán bộ thư kí tòa ánđã cấu thành đủ các yếu tố của tội đưa hối lộ theo LHS. Tuy nhiên theo khoản 6 Điều 289 LHS nếu bạn chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.Như vậy nếu công khai mục đích chuyển số tiền như trên bạn hoàn toàn có thể đòi lại tiền cho mình và có thể không bị truy cứu TNHS nếu khai báo trước khi bị phát giác.
Nếu không công khai mục đích chuyển tiền dùng đểchạy việc thì dựa trên giấy tờ viết tay ở đây được coi là hợp đồng vay tiền màanh (chị)đã nêu trênanh (chị)vẫn có thể khởi kiện yêu cầu đòi lại số tiền đã cho vay, trong giấy tờ viết tay này nếu không có thời hạn trả tiền thì sẽ được xác định là hợp đồng vay tài sản không kì hạn nên bạn có thể đòi lại số tiền này bất cứ lúc nào căn cứ theo Điều 477 Bọ luật dân sự năm 2005:"Điều 477.Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn:1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác".
Vậy ở đây cách tốt nhất để đòi lại được số tiền theo tôi nghĩ đó làanh (chị)nên nói chuyện thương lượng lại với người đã nhận số tiền để chạy việc trên.anh (chị)có thể dùng những lập luận dựa trên căn cứ pháp luật nêu trên để giải thích với người này đặc biệt lại là cán bộ của cơ quan nhà nước thì càng không được phép có những hành vi trên và việc khởi kiện ra toàn là bất lợi nhiều hơn về phía người đã nhận tiền.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận