-->

Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động?

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.

Hỏi: Tôi là Hiệu trưởng của một trường Tiểu học. Trường tôi có một giáo viên, anh ấy mải chuyện làm ăn không đoái đến trường lớp, thường xuyên bỏ dạy. Trường đã lập biên bản và yêu cầu anh ấy đi làm song anh vẫn không đi. Bây giờ chúng tôi phải làm gì để xử lý kỷ luật cho đúng luật pháp quy định. Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 , người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải khi: “Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng". Trong trường hợp này, quyền hạn của hiệu trưởng đến đâu? (Phạm Văn Hùng - Thái Nguyên)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Hình thức kỷ luật đối với giáo viêc: Việc xử lý kỷ luật đối với giáo viên của trường anh (chị) sẽ tuân theo quy định của pháp luật về viên chức. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Theo Điều 4 của Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì các trường hợp xử lý kỉ luật đối với viên chức gồm: "1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức; 2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập; 3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật; 4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự". Các hình thức kỷ luật đối với viên chức bao gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc theo thông tin mà anh (chị) cung cấp thì giáo viên trường anh (chị) nghỉ nhiều buổi không lên lớp. Có thể áp dụng hình thức buộc thôi việc nếu "Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch" ( khoản 5 Điều 13 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP)

Thẩm quyền của hiệu trưởng: Điều 14. Thẩm quyền xử lý kỷ luật: "1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. 2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật". Như vậy, anh (chị) là hiệu trưởng - người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền tổ chức việc tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.