-->

Căn cứ xác định thời hạn xử lý kỷ luật viên chức

Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức sa thải.

Hỏi: Đơn vị tôi có viên chức vi phạm kỷ luật thời gian lao động, cụ thể VC này nghỉ không lý do chính đáng từ ngày 10 - 15/3 sau đó đi làm từ 16 đến hết ngày 22/3 lại tự ý nghỉ không lý do đến hết ngày 30/3. Ngày 03/4 (thứ 6) Hạt KL (Đơn vị trực thuộc) đem nộp bảng chấm công để làm lương cho CB, VC. Ngày 07/4 cán bộ theo dõi ngày công lao động báo cáo Giám đốc về việc viên chức nghỉ việc không lý do, ngày 08/4 cơ quan có văn bản chỉ đạo Hạt KL tổ chức kiểm điểm viên chức trên... Đề nghị Luật sư cho biết đâu là thời điểm phát hiện vi phạm để làm căn cứ xác định thời hạn xử lý kỷ luật VC trên? (Ngọc Châm - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (26/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Điều 7 Nghị đinh 27/2012/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức: “Thời hiệu xử lý kỷ luật: 1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. 2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14 Nghị định này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật”.

Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, người đứng đầu đơn vị của bạn phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỉ luật đối với viên chức, trong đó thông báo nêu rõ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải: "Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng".

Trường hợp viên chức này nghỉ việc không lý do từ ngày 10-15/03 tức là đã tự ý bỏ việc trên 05 ngày trong 01 tháng, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Thời điểm phát hiện ở đây là ngày thứ 5 viên chức đó nghỉ việc, tức là ngày 14/03.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.