-->

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

Không phải mọi tranh chấp lao động cá nhân đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Hỏi: Khi rà soát hợp đồng lao động, công ty M phát hiện T không có hợp đồng lao động nên ngày 5/6/2015 công ty M triệu tập T đến và thông báo T nghỉ việc từ ngày 10/6/2015 với lý do giữa công ty và T không có quan hệ lao động. Cho rằng bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. T đã làm đơn khởi kiện ra tòa án. Hỏi: Hợp đồng thử việc giữa T và công ty M có hợp pháp không? Tại sao? Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện của T? Vì sao? (Đặng Ân - Thái Nguyên)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Hợp đồng thử việc giữa T và công ty M có hợp pháp không? Tại sao?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 BLLĐ 2012 thìngười sử dụng lao độngngười lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc”. Và theo nguyên tắc giao kết hợp đồng phải dựa trên tiêu chí tự nguyện, tự do giao kết hợp đồng thì giữa anh T và Công ty M hoàn toàn có thể thỏa thuận và giao kết hợp đồng thử việc trước khi anh B vào làm việc chính thức. Tuy nhiên, Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 lại quy định như sau: "Thời gian thử việc: Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: 1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. 3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác". Ở đây thời gian thử việc giữa anh Trần B và Công ty M là 4 tháng từ ngày 1/9/2014 đến 31/12/2014 với công việc kỹ sư điện của anh B là trái quy định pháp luật.

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện của T? Vì sao?

Theo Điều 38 BLLĐ về các trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thì trường hợp của anh T không được quy định, vì thế, theo Điều 41 BLLĐ thì công ty M đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với anh T. Điều 200 BLLĐ quy định chi tiết cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm hòa giải viên lao động và tòa án nhân nhân. Trong đó thẩm quyền của tòa án được quy định tại Điều 31 BLTTDS và BLLĐ như sau: “Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động mà hòa giải viên lao động hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải. Như vậy không phải mọi tranh chấp lao động cá nhân đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án mà nhìn chung tòa án chỉ giải quyết những tranh chấp đã qua hòa giải tại hòa giải viên lao động nhưng không thành, hoặc tranh chấp đã được hòa giải thành mà một bên không thực hiện các thỏa thuận đã đạt được, hoặc do chủ thể có thẩm quyền không giải quyết trong thời hạn mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 201 BLLĐ quy định một số tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải trong đó có “tranh chấp về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”. Theo như phân tích ở trên, Công ty M đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái phép với anh T. Tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà không cần qua hòa giải tại hòa giải viên. Như vậy anh T có thể yêu cầu Tòa án cấp huyện giải quyết việc chấm dứt HĐLĐ của công ty với mình. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợp ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Anh T cần chuẩn bị những hồ sơ sau: 1/ Đơn khởi kiện; 2/ Bản sao Giấy CMND ( Hộ chiếu); Hộ khẩu ( có Sao y bản chính); 3/ thu thập chứng cứ tài liệu chứng minh quyền khởi kiện: phụ thuộc vào tranh chấp mà các tài liệu cần thiết khác nhau, tuy nhiên, thông thường các chứng cứ, tài liệu để chứng minh quyền khởi kiện bao gồm: Hợp đồng lao động ( ở đây là hợp đồng thử việc giữa anh T và công ty M); Các tài liệu chứng minh sự kiện tranh chấp giữa các bên. Hồ sơ này nộp tại TAND cấp huyện nơi công ty M có trụ sở. Thời hạn giải quyết tuân theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự như sau: Thời hạn chuẩn bị xét xử từ 2- 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; Thời hạn mở phiên tòa từ 1- 2 tháng kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét.

Khuyến nghị
:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.