Điều 24 BLLĐ 2012 quy định về phụ lục hợp đồng lao động:
"1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực".
Trường hợp thay đổi tiền lương thì các bên có thể tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng mà không phải ký lại hợp đồng. Như đã nêu ở trên, phụ lục hợp đồng là một bộ phận của HĐ chính và có hiệu lực như hợp đồng chính.
Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ.
Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
Vậy, tiền lương ghi trong HĐLĐ là tiền lương đóng các khoản BHXH hiện tại không còn phù hợp. Tiền lương ghi trong HĐLĐ như thế nào là hợp lý thì chúng tôi không thể khẳng định được, bởi tiền lương trả cho NLĐ do NSDLĐ quyết định.
Lưu ý: Tiền lương trả cho NLĐ phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng quy định cho từng vùng.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Bình luận