-->

Sinh con thứ ba còn bị xử phạt không?

Pháp luật hiện hành quy định mỗi cặp vợ chồng được sinh từ một đến hai con nhưng không quy định về biện pháp xử phạt nếu sinh con thứ ba. Trong một vài trường hợp đặc biệt như đã nêu ở Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP thì các cặp vợ chồng được phép sinh con thứ ba.

Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn, hiện nay đẻ con thứ ba còn bị cấm không, nếu còn thì trường hợp nào đẻ con thứ ba mới không bị phạt? (Anh Kỳ - Nam Định)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Pháp lệnh năm 2008 sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003, quy định:

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:

1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;

3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản (Điều 1).

Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 03 năm 2010 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, quy định:

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.” (Điều 2)

Theo đó, pháp luật hiện hành vẫn quy định mỗi cặp vợ chồng được có từ một đến hai con. Trong một vài trường hợp đặc biệt như đã nêu ở Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP thì các cặp vợ chồng được phép sinh con thứ ba.

Như vậy, có thể nói trường hợp sinh con thứ ba hiện nay không bị xử phạt vi phạm nữa, tuy nhiên vẫn không được Nhà nước khuyến khích thực hiện.

Đối với cán bộ, công chức sinh con thứ ba. Hiện nay không có quy định Pháp luật về xử lý đối với cán bộ, công chức sinh con thứ ba. Một số Bộ, Ngành đã ban hành Thông tư, quyết định; Hội đồng nhân dân ở một số tỉnh đã ban hành Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, trong đó có hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm sinh con thứ ba trở lên. Theo đó, hình thức xử lý cụ thể đối với cán bộ, công chức vi phạm được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ, Ngành, Địa phương nơi cán bộ, công chức đó công tác.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.