Khoản 4 Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 18/2011/NĐ-CP) thì không vi phạm việc sinh con thứ ba là trường hợp tại thời điểm sinh chỉ có một con, kể cả trường hợp con đẻ đã cho làm con nuôi.
Hỏi: Tôi đã sinh được hai cháu một trai và một gái. Hiện tại tôi đang mang bầu đưa thứ ba. Tôi có vi phạmm sinh con thứ́ 3 không. Vì tôi chưa báo cho cơ quan. Nếu tôi sinh, tôi phải nộp giấy tờ gì tại cơ quan. Chỗ tôi làm sinh con thứ 3 phải làm đơn thôi việc. (Thu Hằng - Ninh Bình)
Luật giaNgô Đức Cường- Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đìnhCông ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 18/2011/NĐ-CP):
"Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi...
“6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”
Như vậy căn cứ các quy định trên thì trường hợp của bạn sinh con lần thứ ba nhưng trước đó đã có hai con kể cả con đã cho làm con nuôi thì theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 18/2011/NĐ-CP) thì không vi phạm việc sinh con thứ ba là trường hợp tại thời điểm sinh chỉ có một con, kể cả trường hợp con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận