Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án

Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội thuộc nhiều loại tội phạm khác nhau, đều chưa hết thời hiệu, chưa bị xét xử và bị đưa ra xét xử cùng một lần.

1. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội thuộc nhiều loại tội phạm khác nhau, đều chưa hết thời hiệu, chưa bị xét xử và bị đưa ra xét xử cùng một lần.

Nếu bị cáo phạm tội thuộc trường hợp phạm nhiều tội thì Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội theo quy định tại Điều 45 BLHS rồi sau đó tổng hợp hình phạt của các tội đó theo nguyên tắc:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

a. Đối với hình phạt chính (Khoản 1, Điều 50 BLHS)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 BLHS thì việc tổng hợp hình phạt chính trong trường hợp phạm nhiều tội tuân thủ theo nguyên tắc sau:

Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là CTKGG hoặc cùng là tù có thời hạn thì các hình phạt được cộng lại thành hình phạt chung, hình phạt chung không được vượt quá 3 năm đối với CTKGG, không quá 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn (Khoản 1, Điểm a, Điều 50 BLHS).

Nếu các hình phạt đã tuyên là CTKGG và tù có thời hạn thì đổi 3 ngày CTKGG thành 1 ngày tù, rồi tổng hợp thành hình phạt chung, hình phạt chung không vượt quá 30 năm tù.

Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình hoặc tù chung thân thì lấy đó là hình phạt chung.

Trục xuất và phạt tiền không được tổng hợp với các hình phạt khác loại, Các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung (không giới hạn mức tối đa).

b. Đối với hình phạt bổ sung (Khoản 2, Điều 50)

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 BLHS thì việc tổng hợp hình phạt bổ sung trong trường hợp phạm nhiều tội tuân thủ theo nguyên tắc sau:

Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì quyết định hình phạt chung trong giới hạn của loại hình phạt đó (trừ hình phạt tiền không hạn chế mức tối đa).

Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì không tổng hợp mà bị cáo phải chấp hành đồng thời các loại hình phạt đó.

2. Quyết định hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án

a. Đối với người đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội đã thực hiện trước khi có bản án này (Khoản 1, Điều 51 BLHS)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS thì việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp người đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội đã thực hiện trước khi có bản án này tuân thủ theo các bước sau:

Bước 1: Toà án quyết định hình phạt đối với tội đang xét xử.

Bước 2: Tổng hợp với hình phạt của bản án đang chấp hành thành hình phạt chung theo quy định của Khoản 1, Điều 50 BLHS.

Bước 3:Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

b. Đối với người đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội mới thực hiện
(Khoản 2, Điều 51 BLHS)

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 BLHS thì việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp người đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội mới thực hiện tuân thủ theo các bước sau:

Bước 1: Toà án quyết định hình phạt đối với tội mới.

Bước 2: Tính phần hình phạt còn lại của bản án đang chấp hành.

Bước 3: Tổng hợp hình phạt của tội mới với phần hình phạt còn lại của bản án đang chấp hành theo quy định Khoản 1, Điều 50 BLHS.

Ví dụ: A phạm tội giết người bị phạt 20 năm tù. Khi chấp hành bản án được 3 năm, A bị xử tiếp về tội lừa đảo với mức án là 15 năm tù. Anh chị hãy vận dụng quy định tại Điều 51 BLHS tổng hợp hình phạt cho A.

Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bán án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp thì phải tổng hợp theo nguyên tắc trên theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 51 BLHS.

Tổ bộ môn Luật Hình sự - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình,tổng hợp


  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.