Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Hỏi: Ông ngoại tôilấy 03 người vợ trước khi giải phóng miền nam trong đó chỉ có 02 người vợ đầu là có giấy kết hôn và được sự chấp nhận của gia đình. Ông ngoại tôicó tất cả 04 người con trong đó 02 người con ruột là mẹ tôivà dì em và 02 người con nuôi một trai, một gái.Trước khi mất ông ngoại tôicó viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho mẹ tôivà dì tôi, trong di chúc cũng đề cập đến việc lúc còn sống ông đã cho 02 người con riêng một số vốn để làm ăn. Ngoài ra, di cũng chỉ nhắc đến tên 02 người vợ có đăng kí kết hôn chứ không nhắc đến tên của người vợ thứ 03.Toàn bộ tài sản đứng tên ông ngoại tôi. Trước khi ông ngoại tôimất (năm 1988) 03 năm thì người vợ 03 dọn ra sống với cậu tôi(cũng là con nuôi). Năm 2003 thì người con gái nuôi chết. Đến năm 2006 thì người vợ thứ 03 của ông ngoại qua đời. Lúc này con trai của người con gái mà ông ngoại nhận nuôi kiện gia đình tôiđòi quyền thừa kế thế vị. Kể từ khi ông ngoại tôicòn sống cho đến hiện tại thì gia đình người con nuôi này không hề thực hiện nghĩa vụ của một người con lúc ông ngoại và người vợ thứ 03 ốm đau, ma chay, đám dỗ, tu sửa mồ mã nhà tự. Đề nghị Luật sư tư vấn, con của người con nuôi này có được hưởng thừa kế thế vị hay không và hưởng phần của ông ngoại tôihay của người vợ thứ 03? Trên hồ sơ làm chứng minh nhân dân của người con nuôi này thì ông ngoại tôivà người vợ thứ 03 đứng tên bố mẹ. (Trịnh Quý - Thanh Hằng - Phú Thọ)
Trong trường hợp này, con của người con nuôi này không được hưởng thừa kế thế vị. Vì theo Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thừa kế thế vị thì những người được hưởng thừa kế thế vị khi:“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Mặt khác, trước khi mất ông ngoại anh (chị)đã để lại di chúc nên di sản của ông ngoạianh (chị)để lại sẽ được chia theo di chúc vì pháp luật tôn trọng quyền định đoạt tài sản của cá nhân trước khi mất, căn cứ tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền thừa kế của cá nhân: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Vì vậy theo di chúc, người con nuôi này không được hưởng di sản thừa kế mà ông ngoạianh (chị)để lại. Nói cách khác, con trai của người con nuôi này không có quyền kiện gia đìnhanh (chị)đòi quyền thừa kế thế vị.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận