Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Hỏi: Em là sỹ quan quân đội, lý do em chơi điện tử vào giờ ngủ nghỉ (23h). Khi chỉ huy của em đi kiểm tra, đã đập máy tính cá nhân của em. Hai cái giá trị khoảng 20 triệu đồng và một cái điện thoại di đông trị giá khoảng 500 nghìn đồng. Em có thể khởi kiện không? (Thị Tình - Hà Tĩnh)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như bạn nói chỉ huy của bạn đã đập máy tính cá nhân và chiếc điện thoại di động.Tổng thiệt hại ước tính khoảng 20.500.000 đồng.
Như vậy hành vi trên của cán bộ chỉ huy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo như quy định tại điều 143 quy định về Tội hủy hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
"1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;c) Gây hậu quả nghiêm trọng;d) Để che giấu tội phạm khác;đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;e) Tái phạm nguy hiểm;g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
Như vậy căn cứ vào khoản 1 điều 143 Bộ luật này: ''1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm''. Thì chỉ huy của bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Và như vậy với việc làm của chỉ huy thì bạn có thể nộp đơn khởi kiên và nơi nộp đơn như sau:
Theo như quy định tại khoản 1Điều 146. Thẩm quyền theo lãnh thổ.
1- Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Toà án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án nơi kết thúc việc điều tra.
Như vậy bạn sẽ nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi mà chỉ huy của bạn thực hiện hành vi phá hoại này.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận