-->

Phá vườn chuối của hàng xóm, có bị coi là tội phá hoại tài sản không?

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này...

Hỏi: Gia đình tôi và hàng xóm kế bên vốn sống êm ấm nhưng nay xảy ra một chuyện. Chúng tôi là người làm ruộng, nhà tôi có một thửa ruộng giáp với thửa của nhà hàng xóm ranh giới giữa 2 thửa đất là một khoảng đất trống rộng khoảng 10m dài 20m, độ dốc khoảng 50°, rồi nhà hàng xóm trồng cây chuối lên thửa giáp ranh ấy nhưng không hỏi ý kiến gia đình tôi, khi chuối lớn thì ảnh hưởng đến lúa của tôi, tôi bức xúc nên trong một lần đi phát bờ ruộng tôi đã phát bớt đi một nửa số chuối đó. Gia đình hàng xóm làm đơn kiện tôi lên UBND xã, UBND xã xử phạt hành chính tôi về tội cố ý phá hoại tài sản người khác với số tiền là 2 triệu đồng. Tôi thấy không can tâm chịu phạt nhưng không biết làm sao đành phạt chấp hành. Tôi có giải trình là "tôi biết tôi phát chuối mà không hỏi ý kiến nhà hàng xóm là sai, nhưng chuối là tài sản giá trị thấp phá đi vẫn có thể phục hồi với lại họ tự ý trồng và ảnh hưởng đến ruộng lúa của tôi, có thể phạt cảnh cáo không? Tôi sẽ đền bù cho nhà hàng xóm" UBND xã nói là không được vì đã làm báo cáo kêt thúc vụ việc, bắt buộc tôi phải bị xử phạt. Vậy thưa quý luật sư qua sự việc trên mong luật sư lời tư vấn cho tôi, tôi đọc trên mạng thấy có nói "để cấu thành tôi cố ý phá hoại tài sản thi có các hành vi sau: - phá hoại tài sản gây thiệt hai trên 2 triệu đồng. - gây thiệt hại nhỏ nhưng hậu quả lớn. - đã bị xử phạt về tội này mà chưa được xóa án tích còn vi phạm" điều này có thật không, thiệt hại của chỉ hơn 1 trăm nghìn tôi chưa từng vi phạm. Vậy tôi có phạm tội cố ý phá hoại tài sản không? (Hải Yến - Phú Thọ)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định:

"Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;c) Gây hậu quả nghiêm trọng;d) Để che giấu tội phạm khác;đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;e) Tái phạm nguy hiểm.g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Căn cứ vào điều luật trên, hành vi của bạn chưa cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản với những lí do sau:

+ Hành vi làm hư hỏng tài sản của bạn gây thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng và không gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Bạn chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này.

+ Bạn chưa bị kết án về tội này.

Do đó, bạn không phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự mà bạn đã vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Trộm cắp tài sản;b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.3. Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.