Quy định của pháp luật về di chúc không có người làm chứng

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật dân sự năm 2005

Hỏi: Cha mẹ tôi có 3 người con. Khi còn sống cha tôi có để lại di chúc bằng văn bản (Không có công chứng, hay người làm chứng) giao cho mẹ tôi cất giữ trong đó có nêu phương án di chúc và ủy quyền cho mẹ tôi được ký tất cả các loại giấy tờ có liên quan tới di chúc. Nay cha tôi mất, mẹ công bố di chúc và đứng ra toàn bộ phân chia tài sản. Tôi xin được hỏi di chúc chia tài sản và sự ủy quyền của bố tôi có hiệu lực hợp pháp không và Mẹ tôi có quyền phân chia toàn bộ tài sản không. Xin chân thành cảm ơn. Xin được hỏi thêm công ty có dịch vụ làm thủ tục sang tên sổ đỏ nhà cửa không và thu phí thế nào? (Phương Hòa - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, Điều 657 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.” Do đó việc công chứng di chúc là không bắt buộc.

Thứ hai, do di chúc cha bạn lập không có người làm chứng nên sẽ theo quy định tại Điều 655 Bộ luật về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Cụ thể:

Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này.

Điều 653 quy địnhnội dung của di chúc bằng văn bản

"1. Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc".


Do vậy nếu đáp ứng được đủ những điều kiện trên thì di chúc của cha bạn là có giá trị pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên sẽ được đề cập và quy định cụ thể trong di chúc. Tuy nhiên, theo di chúc, mẹ bạn chỉ được ủy quyền ký toàn bộ các giấy tờ liên quan đến di chúc chứ không được ủy quyền phân chia di sản. Bên cạnh đó chúng tôi cũng không được biết rõ về nội dung di chúc nên chỉ có thể đưa ra kết luận chung là: Nếu trong di chúc của cha bạn có ghi rõ ràng rằng việc phân chia di sản theo di chúc sẽ do mẹ bạn quyết định thì khi đó mẹ bạn mới có quyền phân chia di sản. Nếu mẹ bạn chỉ được ủy quyền về việc kí các giấy tờ liên quan thì mẹ bạn sẽ không được đơn phương phân chia tài sản. Những di sản và là tài sản riêng của cha bạn để lại, nếu được đề cập trong di chúc thì sẽ được chia theo nội dung di chúc. Những di sản cha bạn để lại không nằm trong nội dung di chúc thì sẽ được chia theo pháp luật theo quy định về những trường hợp được thừa kế theo pháp luật tại Điều 657 Bộ luật và theo quy định về chia thừa kế theo pháp luật.

Bên cạnh đó, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai. Để nhận được báo giá cụ thể, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty chúng tôi để cung cấp thông tin chi tiết.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.