Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là tài sản vô hình, một loại tài sản đặc biệt nếu không muốn nói là quan trọng nhất.
Thương hiệu thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp, là kết quả do sự nỗ lực của doanh nghiệp tạo ra trong con mắt khách hàng.Do vậy, thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng giữa một nền kinh tế đầy ắp sự lựa chọn như hiện nay.
Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu?
Thương hiệu là sự tổng hợp nhiều mặt do các yếu tố cấu thành bao gồm chất lượng, dịch vụ, giá trị trong một thời gian dài đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và sự thỏa mãn của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần phải phát triển thương hiệu bởi xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Thương hiệu luôn là tài sản vô hình nhưng có giá trị rất lớn của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, thông qua thương hiệu, người tiêu dùng có thể tin tưởng, yên tâm hơn và mong muốn được lựa chọn, tiêu dùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Mặt khác, việc doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu tốt cũng khiến cho các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vốn vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng có cơ hội phát triển lớn mạnh.
Giải pháp xây dựng thương hiệu dành cho doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay như VinGroup, Vinamilk,… việc xây dựng thương hiệu đã là một trong những yếu tố quan trọng để họ có được như ngày nay. Vấn đề của họ chỉ là tiếp tục bảo vệ và phát triển thương hiệu tốt hơn nữa. Còn đối với các thương hiệu vừa và nhỏ, việc xây dựng thương hiệu là một cơ hội lớn và cũng cần một quá trình lâu dài, một định hình đúng đắn mới có thể không mắc sai lầm để có thể phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế cạnh tran. Để có thể xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu quả, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải chú trọng đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, định hình chiến lược chung xây dựng thương hiệu:
Doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu cần nhìn tới vấn đề trước mắt và lâu dài. Việc phát triển thương hiệu cần gắn liền với các chiến lượng sản phẩm, chiến lược đầu tư và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đi từ phát triển thương hiệu cá biệt của hàng hóa đến phát triển thương hiệu chung hoặc ngược lại. Điều này phụ thuộc vào nguồn lực, chi phí mà doanh nghiệp cần cân đối.
Thứ hai, xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp:
Sứ mệnh thương hiệu chính là mục đích mà doanh nghiệp muốn tồn tại, là cơ sở để xây dựng chiến lược truyền thông. Một ví dụ điển hình trong việc xây dựng sứ mệnh thương hiệu là Vingroup: “Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư – phát triển bền vững, Vingroup phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có uy tín và vị thế trên bản đồ kinh tế Thế giới; xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của người Việt trên trường quốc tế”. Công ty Luật TNHH Everest cũng xây dựng sứ mệnh thương hiệu của riêng mình đó là: “Để người Việt Nam có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý”. Đây là mục tiêu cũng là động lực để công ty tồn tại và phát triển.
Tầm nhìn của thương hiệu là khát vọng, định hướng cho thương hiệu trong tương lai, có thể là tương lai dài hạn từ 10 đến 20 năm. Tầm nhìn thương hiệu giúp khách hàng mường tượng ra hình ảnh của doanh nghiệp, thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Việc xây dựng tầm nhìn đóng một vai trò quan trọng bởi lẽ tầm nhìn giúp định hướng những công việc nên làm và không nên làm để có thể phát triển doanh nghiệp lớn mạnh trong tương lai. Tầm nhìn thương hiệu phải đạt được các tiêu chuẩn bao gồm: (i) Thống nhất một mục tiêu xuyên suốt của công ty ở mọi cấp; (ii) Tạo sự nhất quán trong việc lãnh đạo; (iii) Động viên tinh thần nhân viên và quản lý; (iv) Định hướng sử dụng nguồn tài nguyên. Khi đã có một tầm nhìn cho tương lai của một thương hiệu, trách nhiệm của nhà lãnh đạo là phải truyền tải tầm nhìn này đến mọi thành viên của tổ chức, biến nó trở thành một tầm nhìn chung được chia sẻ bởi tất cả mọi người.
Thứ ba, xây dựng giá trị cốt lõi của thương hiệu:
Hệ thống giá trị cốt lõi là những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Muốn thương hiệu bền vững thì doanh nghiệp phải xây dựng được các giá trị mà doanh nghiệp hướng đến, đâu là niềm tin, giá trị cốt lõi. Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp sẽ khó có thể tồn tại trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.
Thứ tư, xây dựng nhận diện thương hiệu:
Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt, ấn tượng đối với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp thướng bắt đầu xây dựng nhận diện thương hiệu từ các bước nhỏ nhất như: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiện, thông điệp,…
Sau khi xây dựng nhận diện thương hiệu, việc cần làm là tích hợp thương hiệu trên mọi mặt của doanh nghiệp. Thương hiệu của doanh nghiệp cần được thể hiện, phản chiếu trong những sản phẩm mà khách hàng nhìn thấy. Hình ảnh, tính cách thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ thể hiện bằng hình vẽ, logo, biểu tượng,… mà còn được thể hiện qua những thứ vô cùng đơn giản như: trang phục nhân viên, môi trường doanh nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp với khách hàng,…
Thứ năm, quản trị thương hiệu
Quản trị thương hiệu là một bước không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp nhất định phải làm nếu muốn phát triển.
Trong quá trình quản trị thương hiệu, việc cần làm là phải giữ tính thống nhất cho thương hiệu. Việc thay đổi thương hiệu sẽ khiến cho khách hàng đánh giá là không chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bảo đảm tính thống nhất cho thương hiệu không có nghĩa là doanh nghiệp bắt buộc phải giữ nguyên hình ảnh như khi mới ra đời. Doanh nghiệp có thể tái thiết kế thương hiệu nhưng tính nhận diện của nó trong mắt khách hàng không hề mất đi.
Công ty Luật Everest có thể giúp khách hàng xây dựng thương hiệu như thế nào?
Với đội ngũ luật sư, chuyên gia, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực: doanh nghiệp, thương mại, sở hữu trí tuệ,… chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng nâng cao giá trị và đảm bảo an toàn cho tài sản sở hữu trí tuệ cũng như xử lý những vụ việc phức tạp khác.
Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ nào?
(i) Kiểm toán: xác định và định giá tài sản sở hữu trí tuệ, nhằm bảo đảm rằng khách hàng đã khai thác tối đa các tài sản này, các biện pháp bảo vệ và phòng vệ;
(ii) Tạo lập: hỗ trợ khách hàng tạo lập “giá trị vô hình” mới cho doanh nghiệp, thông qua xây dựng quy trình, phát triển thương hiệu, mua bán sáp nhập doanh nghiệp…;
(iii) Bảo hộ: hỗ trợ khách hàng nâng cao giá trị và đảm bảo an toàn cho tài sản sở hữu trí tuệ thông qua việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại, quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh...;
(iv) Thực thi: hỗ trợ khách hàng xác định có hay không việc quyền sở hữu trí tuệ của mình đang bị xâm phạm, đưa ra các giải pháp phù hợp khi áp dụng các biện pháp để chống lại các hành vi xâm phạm;
(v) Thương mại: hỗ trợ khách hàng tự khai thác quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng (nhượng quyền kinh doanh - Franchise, hợp đồng Li-xăng).
Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Công ty Luât TNHH Everest.
Bình luận