Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là những tác phẩm phổ biến trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.

Việc bảo hộ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tạo môi trường đầu tư an toàn để thu hút các nhà đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Đối tượng tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì khái niệm tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng được quy định cụ thể như sau:

Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

Như vậy, pháp luật quy định đối tượng tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ là rất rộng. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 113/NĐ-CP thì có thể thấy, các tác phẩm được bảo hộ được bao phủ hầu hết ở trong các lĩnh vực nghệ thuật như: Hội họa (tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác); Đồ họa (tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa); Điêu khắc (tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng), nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác (video art; sắp đặt video; sắp đặt ánh sáng; nghệ thuật trình diễn;…)

Có thể bạn quan tâm vềkiểu dáng công nghiệp là gì ?

Pháp luật bảo hộ tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng như thế nào?

Hiện nay, pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất đinh, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiên, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc. Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên. Trong trường hợp có hai hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.

Quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm: các quyền sau đây: (a) Làm tác phẩm phái sinh; (b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; (c) Sao chép tác phẩm; (d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; (đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; (e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm các quyền sau đây: (a) Đặt tên cho tác phẩm; (b) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; (c) Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; (d) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn (trừ quyền công bố tác phẩm là có một thời hạn nhất định cùng với các quyền tài sản). Quyền tài sản đối với tác phẩm tạo hình là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Quyền tài sản đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, đối với tác phẩm chưa được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.

Vậy hành vivi phạm kiểu dáng công nghiệp sẽ bị xử lý ra sao?


Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn: 1900 6198

Ý nghĩa của viêc đăng ký bảo hộ tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

Như đã nói ở trên, pháp luật đã có những quy định cụ thể để bảo hộ các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Do sự phát triển của công nghệ, internet, các sản phẩm như phim, ảnh, video đã sử dụng một lượng lớn các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật. Ngoài ra, trong lĩnh vực xây dựng, truyền thông, thiết kế thương hiệu, trang trí sản phẩm cũng cần một lượng lớn các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng. Đối với những người sáng tạo, thiết kế sản phẩm, việc không đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ dẫn đến tác phẩm của mình bị sử dụng một cách bừa bãi, tràn lan, thậm chí không được xin phép. Khi đó tác giả nếu muốn xử phạt hay khởi kiện hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ rất khó khăn.

Hiện nay ở Việt Nam, việc ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ trở lên phổ biến, trên các trang mạng Internet diễn ra thường xuyên việc sử dụng các tác phẩm của người khác mà không xin phép. Điều này đã dẫn đến việc những người sáng tạo ra tác phẩm mất chất xám mà lại không được trả công xứng đáng, sống rất khó khăn. Những người làm nghệ thuật chân chính ngày càng cảm thấy sự khó khăn của nghề sáng tạo, khiến những tác phẩm nghệ thuật có giá trị ngày càng ít đi, những tác phẩm giá trị thấp tràn lan ở trên các trang mạng. Khi ta nhìn vào nền điện ảnh của Việt Nam có thể thấy sự nghèo nàn trong các nội dung của bộ phim, từ ý tưởng, ánh sáng, âm thanh, hình ảnh, thậm chí nền điện ảnh Việt Nam phải mua về từ các nước khác mà không bán được phim ra nước ngoài. Đây là kết quả của việc làm ăn chỉ coi trọng cái lợi trước mắt mà đánh mất đi các giá trị lâu dài, không coi trọng quyền sở hữu trí tuệ, không bảo hộ cho các quyền chính đáng của người sáng tạo ra tác phẩm.

Tất nhiên, để có thể vực dậy nền kinh tế tri thức, việc tham gia của nhà nước, tuyên truyền phố biến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao ý thức của người dân là rất quan trọng. Các tác giả cũng cần tạo ra các sản phẩm chất lượng và đăng ký bảo hộ tác phẩm đó. Việc đăng ký bảo hộ cũng là công cụ hữu hiệu của pháp luật để bảo vệ tài sản trí tuệ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về lĩnh vực này, hãy tham khảo tại: Sở hữu trí tuệ


Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Phòng sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest