Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên mạng Internet

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của việc sử dụng Internet trong thương mại điện tử, truyền thông và Internet, việc sử dụng hợp lý các công cụ của hệ thống sở hữu trí tuệ đã trở nên hết sức quan trọng, nhằm phát triển nền kinh tế kĩ thuật số một cách lành mạnh, hiệu quả.

Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Sự ảnh hưởng của sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu trực tuyến

Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử thì thương hiệu thậm chí có vai trò quan trọng hơn so với các doanh nghiệp truyền thống. Nguyên nhân là trong môi trường Internet, người mua hàng có thể ở một nơi rất xa hoặc không có liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp. Vì vậy, để tăng mức độ tin cậy đối với doanh nghiệp thương mại điện tử, việc phát triển thương hiệu là một phần thiết yếu trong kinh doanh trên Internet. Trong trường hợp này, sự nhận biết trên Internet còn quan trọng hơn hệ thống nhãn hiệu, doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu cần xây dựng việc bảo hộ tên miền, các dấu hiệu đặc trưng về sở hữu trí tuệ trên website của họ.

Sở hữu trí tuệ đối với giá trị của doanh nghiệp kỹ thuật số

Các doanh nghiệp liên quan đến công nghệ kỹ thuật số thường nắm giữ một giá trị lớn về tài sản trí tuệ bao gồm các sáng chế, các hệ thống hình ảnh, âm thanh, các phần mềm máy tính, kiểu dáng, chương trình đào tạo,… Việc định giá những doanh nghiệp này được quyết định bởi việc họ có khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình hay không. Đối với những doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới như Google, Facebook, Amazon, hay những doanh nghiệp công nghệ lớn ở Việt Nam như VCCorp, Websosanh,..., họ đều là những doanh nghiệp công nghệ sở hữu rất nhiều sáng chế và nhãn hiệu, giúp gia tăng giá trị của họ.

Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng Internet

Tại Việt Nam, chúng ta đã có hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ bản quyền, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hệ thống các luật, văn bản dưới luật. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển quá nhanh của công nghệ thông tin và Internet, các quy định của luật sở hữu trí tuệ hiện nay còn chưa quy định đầy đủ và có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet.
Ngày 19 tháng 06 năm 2012, Bộ Thông tin truyền thông cùng Bộ Văn hóa thể thao du lịch đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2012 quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internetmạng viễn thông.
Theo quy định của thông tư này, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, về nội dung thông tin số. Ngoài ra, pháp luật còn quy định các quyền của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc gỡ bỏ, xóa các nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, pháp luật Việt Nam đã có sự bảo hộ nhất định đối với quyền sở hữu trí tuệ trên mạng Internet.


Luật gia Nguyễn Sỹ VIệt - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật gia Nguyễn Sỹ VIệt - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian bao gồm: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; doanh nghiệp viễn thông; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số bao gồm cả dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin số.

Đối với các doanh nghiệp này, pháp luật trao cho họ các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ như sau:

- Quyền của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian

  • Thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát, xử lý các thông tin được đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Đơn phương từ chối cung cấp dịch vụ trái với quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian

  • Lưu trữ nội dung thông tin số trong hệ thống cung cấp dịch vụ của mình chỉ mang tính chất trung chuyển, tạm thời, tự động, có thời hạn, đủ để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của việc truyền tải nội dung thông tin số.
  • Chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định về quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Gỡ bỏ và xoá nội dung thông tin số vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, cắt, ngừng và tạm ngừng đường truyền Internet, đường truyền viễn thông khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp các thông tin về khách hàng thuê chỗ lưu trữ nội dung thông tin số, trang thông tin điện tử và khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian khác theo yêu cầu của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
  • Chịu trách nhiệm trực tiếp bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan trong các trường hợp sau: (a) Là nguồn khởi đầu đăng tải, truyền đưa hoặc cung cấp nội dung thông tin số qua mạng viễn thông và Internet mà không được phép của chủ thể quyền; (b) Sửa chữa, cắt xén, sao chép nội dung thông tin số dưới bất kỳ hình thức nào mà không được phép của chủ thể quyền; (c) Cố tình huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu hoá các biện pháp kỹ thuật do chủ thể quyền thực hiện để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan; (d) Hoạt động như nguồn phân phối thứ cấp các nội dung thông tin số do vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan mà có.
  • Ngoài việc thực hiện các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến còn phải thực hiện các trách nhiệm sau: (a)Yêu cầu người sử dụng dịch vụ cam kết thực hiện trách nhiệm bảo đảm sử dụng hợp pháp nội dung thông tin số đưa lên đăng tải trên hệ thống mạng Internet và mạng viễn thông; (b) Cảnh báo trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự, khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy tố trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người sử dụng mạng xã hội trực tuyến có hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
Tiến tới nền kinh tế tri thức, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng được các doanh nghiệp cũng như các cấp nhà nước quan tâm hơn. Việc hiểu biết pháp luật sở hữu trí tuệ để có những giải pháp xây dựng thương hiệu hiệu quả đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự hội nhập kinh tế Việt Nam ra thế giới.

Bài viết thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Công ty Luật TNHH Everest