Pháp nhân tư pháp và pháp nhân hỗn hợp có thể nhắm đến mục đích thu lợi nhuận hoặc các mục đích khác. Một sồ pháp nhân không thu lợi nhuận, có thể tìm kiếm lợi ích vật chất thông qua việc thành lập công ty TNHH một thành viên bằng tài sản của mình.
Pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp. Tạm gọi là pháp nhân công pháp trong luật Việt Nam, các tổ chức nắm giữ quyền lực công cộng và thực hiện một trong các chức năng của Nhà nước hoặc đảm nhận một vai trò trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Ðảng cộng sản, giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị, là một ví dụ về pháp nhân công pháp. Trong danh sách pháp nhân công pháp được ghi nhận trong luật viết hiện hành không có Nhà nước; song tư cách pháp nhân của Nhà nước được thừa nhận trong nhiều chế định, đặc biệt là trong pháp luật về tài sản và pháp luật thừa kế: Nhà nước là người thực hiện quyền sở hữu toàn dân về tài sản, là người tiếp nhận các di sản không người hưởng.
Nhà nước có các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. Các cơ quan Nhà nước được phân loại thành cơ quan Nhà nước trung ương và cơ quan Nhà nước của các địa phương. Các đơn vị hành chính thành lập theo lãnh thổ (tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn) không phải là pháp nhân, mà chính các cơ quan Nhà nước được thành lập trong khuôn khổ tổ chức bộ máy chính quyền địa phương là các pháp nhân. Bên cạnh Nhà nước có các tổ chức thành viên khác của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa: mặt trận tổ quốc, tổng liên đoàn lao động Việt Nam,...
Các pháp nhân công pháp quản lý tài sản của mình bằng các công cụ của hệ thống kế toán công. Pháp nhân công pháp có thể hình thành từ sự kết nhóm của các cá nhân (nói chung, các chủ thể của quan hệ pháp luật), như Ðảng cộng sản, mặt trận tổ quốc, tổng liên đoàn lao động,..., nhưng cũng có thể do ý chí của Nhà nước, như các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan dịch vụ công - trường học, bệnh viện...
Pháp nhân tư pháp không phải là pháp nhân công pháp. Tổ chức kinh tế là ví dụ điển hình về pháp nhân tư pháp. Tổ chức kinh tế có thể là doanh nghiệp Nhà nước, các hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,... Có một số tổ chức kinh tế, do Nhà nước thành lập, mang tính chất của pháp nhân hỗn hợp, vừa công pháp vừa tư pháp, như các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân (bưu chính viễn thông, hàng không dân dụng, năng lượng,...). Các hội tự nguyện của những người có cùng nghề nghiệp, cùng sở thích, cùng lợi ích cá nhân chung (như hội những người nuôi tôm, hội câu cá, hội làm vườn,...) cũng là các pháp nhân tư pháp. Các pháp nhân tư pháp hoạt động sản xuất, kinh doanh và pháp nhân hỗn hợp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp.
Trong luật Việt Nam hiện hành doanh nghiệp Nhà nước trong các lĩnh vực mà Nhà nước không nắm độc quyền cũng mang các đặc điểm cơ bản của pháp nhân tư pháp. Tuy nhiên, các cán bộ điều hành chủ chốt của các doanh nghiệp này lại được hưởng quy chế đặc biệt như công chức biệt phái sang khu vực kinh tế.
Quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Khác với pháp nhân được thành lập từ sự kết nhóm của các chủ thể của quan hệ pháp luật hoặc do ý chí của Nhà nước, quỹ xã hội, quỹ từ thiện là một pháp nhân hình thành từ việc trích các tài sản, vốn thuộc một hình thức sở hữu nào đó, để tạo thành một khối tài sản phục vụ cho các hoạt động xã hội hoặc từ thiện. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là một nhóm người mà là một tập hợp tài sản và chính từ sự cần thiết của việc đặt các tài sản thuộc tập hợp đó dưới một chế độ quản lý chặt chẽ để việc khai thác quỹ đó thực sự có hiệu quả mà luật thừa nhận tư cách pháp nhân của tổ chức con người quản lý quỹ đó.
Pháp nhân có thu lợi nhuận và pháp nhân không thu lợi nhuận. Thu lợi nhuận có thể được hiểu như là hoạt động đầu tư tài sản để tìm kiếm chênh lệch giá trị giữa đầu vào và đầu ra. Các pháp nhân công pháp và các quỹ xã hội, quỹ từ thiện là các pháp nhân không thu lợi nhuận. Pháp nhân tư pháp và pháp nhân hỗn hợp có thể nhắm đến mục đích thu lợi nhuận hoặc các mục đích khác. Một sồ pháp nhân không thu lợi nhuận, trong khung cảnh của luật thực định, có thể tìm kiếm lợi ích vật chất thông qua việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bằng tài sản của mình.
- Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
- Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bình luận