-->

Phân chia di sản thừa kế không di chúc

Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định của pháp luât.

Hỏi: Ông Bà tôi có mảnh đấttài sản chung của ông bà, có trước năm 1986. Năm 1996 Ông tôi bệnh mất không có để lại di chúc. Ông Bà có 7 người con: 2 nam 5 nữ, (khi Ông mất 2 Gì út chưa đủ 18 tuổi, Mẹ tôi và Gì thứ 2 đã lấy chồng). Sau khi Ông mất, mọi người đồng ý chia mảnh đất đó làm 3 cho Bà và 2 Cậu, nhưng Cậu lớn không đồng ý đòi chia làm 2 cho 2 Cậu.Mọi người sợ Cậu lớn quậy phá nên để chia 2, và sau 2 Cậu đã đăng ký quyền sử dụng cho mảnh đất của mình. Nay Gì tôi thấy không công bằng, muốn chia lại tài sản theo thừa kế tài sản không di chúc. Theo tôi biết thời hiệu khỏi kiện chia tài sản thừa kế không di chúc là 10 năm, nay đã hết. Nhưng tài sản thừa kế đó là tài sản chung của ông bà, nay Bà còn sống. Hỏi còn khỏi kiện chia tài sản thừa kế không di chúc nữa không? Và mảnh đất đó 2 Cậu đã đăng ký quyền sử dụng đất tên mình rồi và Cậu bé đã bán đi 1 nửa mảnh đất của mình. Hỏi còn khởi kiện chia tài sản thừa kế không di chúc nữa không? Nếu chia được sẽ chia như thế nào? (Hữu Thuận - Nghệ An)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của pháp luật thi thời hiệu khởi kiện về phân chia di sản thừa kế là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế tức là khi hết thời hạn 10 năm đó thì các đồng thừa kế sẽ mất quyền khởi kiện về phân chia di sản thừa kế. Nhưvậy là dị của bạn trong trường hợp này sẽ không thể khởi kiện phân chia di sản thừa kế. tuy nhiên thi Căn cứ vào nghi quyết số 02/2004/NQ-HĐTP 2.4a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

"a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản".

Và căn cứ vào Điều 684 BLDS 1995. Họp mặt những người thừa kế

"1- Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;s

b) Cách thức phân chia di sản.

2- Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản".

Như vây là trong tinh huống này chúng ta chia ra làm 2 trường hợp .

Trường hợp 1 mọi người trong gia đình bạn có thỏa thuận chia ra tài sản đó cho 2 cậu nhưng thỏa thuận đó không lập thành văn bản. Như vậy trong trương hợp này thi thỏa thuận đó sẽ không được công nhận .chính vì vậy mà nó rơi vào trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. Vi vậy mà dì của bạn có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu phân chia tài sản chung. Và theo quy đinh của pháp luật thi đây thuộc tai sản sở hữu chung hợp nhất chinh vị vậy mà nêu như các bên không có thỏa thuận thi tái sản sẽ được chia đều cho các đồng sở hữu.

Trương hợp 2: thỏa thuận đó được lập thành văn bản. Theo quy định của phap luật thi thỏa thuận đó được công nhận chính vi vậy mà trong trường hợp này thi việc phân chía di sản sẽ tuân theo thỏa thuận đó chính vì vậy mà dì của bạn sẽ không thể khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản chung.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.