-->

Chia di sản thừa kế đúng pháp luật ?

Mẹ bạn có thể thực hiện thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi có di sản thừa kế.

Hỏi: Trong gia đình bà ngoại tôi có 4 người còn (3 nữ và 1 nam). Trước kia ngoại tôi có kêu mẹ tôi về ở phía sau nhà ngoại và hứa cho mẹ tôi miếng đất phía sau lưng nhà ngoại. Và thế là mẹ tôi đã xây nhà lên và tu sửa lại nhà trên ngoại. Lúc ngoại bị ốm thì có đi cắt riêng hộ khẩu cho mẹ tôi đứng tên. Chưa kịp làm giấy tờ đất thì ngoại đã mất.Vì thế hiện giờ hộ khẩu riêng thì đã có nhưng trên giấy tờ đất thì vẫn là của chung. Lúc đầu mấy chị em có bàn với nhau là để nhà thờ. Nhưng khi về sau 2 người em kế của mẹ đã mắc nợ và đã cưỡng ép mẹ tôi phải đưa giấy tờ đất ra (ngườita hay gọi nó là bằng khoán) để đi vay bên ngoài. Mẹ tôi và chị mẹ tôi thì không đồng ý vì sợ tiền mẹ đẻ tiền con rùi mất lun cả nhà lẫn đất. Nên đã bàn lại với nhau là bán hết rùi chia đều nhưng 2 người em của mẹ không đồng ý vì nói là để nhà thờ. Nhưng thật ra thì đó chỉ là cái cớ của họ.Họ muốn bắt mẹ tôi phải tự dọn đi thôi. Khi mẹ và chị mẹ tôi không đồng ý thì họ đã bàn ra kế hoạch là đi cớ mất giấy tờ để họ làm lại rồi cầm lấy đi vay. Mẹ và chị mẹ cũng đang rất là hoang mang về chuyện này. Không biết họ làm vậy có đượckhông? Bán không được mà chia cũng không xong. Mẹ và chị mẹ tôi giờ cũng đã lớn tuổi rồi nếu chưa giải quyết xong thì lỡ mai này họ có chuyện thì có được chuyển sang đời tôi được quyền tranh chấp với 2 người em của mẹ không? hay là người mất của cũng mất theo? (Thanh Tuyền - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Do bà ngoại bạn mất và không để lại di chúc do đó tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Theo Điều 685 Bộ luật dân sự 2005 quy địnhnhư sau:

"1. Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia".

Trong trường hợp này, nếu anh chị em trong gia đình không thỏa thuận được thì có thể bán để chia. Việc hai em của mẹ bạn tự ý cầm cố là vi phạm pháp luật.

Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Mẹ bạn có thể thực hiện thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi có di sản thừa kế. Tại thời điểm bà ngoài của bạn mất đi, chính là thời điểm mở thừa kế, nên sẽ xác định chia theo hàng thừa kế từ thời điểm đó, nên khi mẹ bạn mất đi thì vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và bạn sẽ là người được thừa hưởng số tài sản này.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.