-->

Phải làm sao khi người đồng thừa kế không đồng ý cho xây, sửa, bán nhà là tài sản thừa kế ?

Điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về định đoạt tài sản chung

Hỏi: Ông bà nội tôi chết từ nhũng năm 1980 có để lai căn nhà cho 5 anh em, trong đó có ba tôi. Nhiều năm trước bác gái lớn của tôi có trả phần thừa hưởng cho chú út, ba tôi trả phần thừa hưởng của ông chú, cả 2 có công chứng và có giấy tờ phường xác nhận đã nhận đầy đủ và không tranh giành bất cứ quyền thừ kế nào đối với căn nhà trên sau này. Căn nhà hiện tại được chia thanh 5 phần nếu bán : bác gái lớn 2 phần, ba tôi 2 phần và ông chú còn lai 1 phần. Bác gái lớn có nhà ở riêng, ông chú cũng có nhà rieng, ba toi thì vẫn ở nhà mà ông bà nội để lai. Vì căn nhà đã xây từ năm 70 nên rất sập xệ, ba tôi thường bỏ tiền sửa bên trong, ba tôi có đề nghị bỏ tiền sửa lại, bác gái lớn đồng ý nhưng ông chú không chấp nhận và chúng tôi phải ở căn nhà ọp ẹp này nhiều năm nay. Năm ngoái bác gái lớn tôi mất, hiện tại ba tôi có đề nghi với 3 anh em còn lai như sau: 1. do bác gái tôi mất không để lai thừa kế cho ai và bác không có chồng con gì, 2 phần nàsẽ chia đều cho 4 anh em, ba tôi sẽ trả. Và ba tôi trả thêm 1 phần tiền cho ông chú người còn 1 phần chưa lấy trước đó để chuyển quyền sở hữu cho ba tôi. Sau đó ba tôi dùng nó vay ngân hàng để sửa nhà. 2 ông chú đã nhận tiền trước kia đồng ý nhung ông chú còn 1 phần khôngchịu - Ông chú này hiện có 2 căn nhà và đang sống ở 1 nhà lớn khác của ông 2. Bán nhà và chia đều cho moi người theo tỉ lệ thừa hưởng : ba tôi 2 phần, 2 phần của bác gái đã mất chia 4 và 1 phần còn lai của ông chú. Ai cũng đồng ý nhưng ông chú có 2 căn nhà riêng khôngđòng ý 3. Chúng tôi đề nghị moi người ký đồng ý xây lai nhà, 2 ông chú đã nhận tiền đồng ý và ông có 2 căn nhà cũng khôngchịu ký. ông chú này có 2 can nhà cao của rộng nhưng tim mọi cách khôngcho các anh em bán nhà hoặc trả phần tiền để ba toi sở hữu nhà cũng như khôngcho sữa chữa. Ông nói cứ ở cho đến khi sập hoặc ông chết thì đời con cháu tính tiếp. Hiện tại ba mẹ tôi đã ngoài 60 tuổi, 2 đứa em còn đi học và tốt nghiệp DH, riêng tôi ly dị chồng và muốn sửa nhà để ở và chăm sóc ba mẹ tôi tuổi già và sống cùng con trai 3 tuổi. Nhưng nhà ọp ẹp, mục nát chúng tôi dùng mọi lời lẽ và tình cảmnhưng ông chú nay vẫn khôngchấp nhận cứ đề nghị gì. Chúng tôi muốn xin được tư vấn đểpháp luật giúp đỡcan thiệp và thuê luật sư đểgiúp chúng tôi giải pháp sửa nhà vì ba tôi muốn ở đó đểgiữ nhà cha mẹ. Chúng tôi muốn thuê lo các giấy tờ họp lý từ thời điểm sữa chữa đến khi rõ ràng về tài sản sau khi xây cất để nếu có sửa chữa sau này các ông chú kiện vẫn trừ phần tiền đã sửa ra. (Thanh Hưng - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 223Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về định đoạt tài sản chung như sau:

"1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại".

Điều 224Bộ luật dân sự năm 2005 quy định vềchia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau:

"1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Theo Điều 91 Luật nhà ở năm 2014 quy định như sau:

"1. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có quyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; trường hợp không xác định được phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu thuộc sở hữu chung thì trách nhiệm bảo trì, cải tạo được chia đều cho các chủ sở hữu. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý.

2. Kinh phí bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung được phân chia tương ứng với phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu, trừ trường hợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật này".

Như vậy, trường hợp của bạn chỉ được sửa nhà khi có sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu, trong trường hợp này Để có thể tiến hành sửa chữa lại ngôi nhà trên, chabạn phải chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với ngôi nhà. Nói cách khác, mẹ bạn phải có đơn yêu cầu chia di sản thừa kế là ngôi nhà trên.Sau khi tài sản được chia, nếu chabạn được quyền sở hữu ngôi nhà thì tiến hành làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu và lúc này mới có thể xin cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa lại ngôi nhà đó được.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.