Những dấu hiệu và hình phạt cơ bản của tội chiếm giữ trái phép tài sản

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó.

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Điều 141 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

"1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm".

Các dấu hiệu cơ bản của tội chiếm giữ trái phép tài sản


Khách thể của chiếm giữ trái phép tài sản là quan hệ sở hữu tài sản, bao gồm quyền chiếm giữ, sử dụng và định đoạt tài sản. Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản (có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên), cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do tìm được, bắt được.

2. Mặt khách quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản

Mặt khách quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản thể hiện ở hành vi biến tài sản đang tạm thời không có người hoặc chưa có người quản lý thành tài sản của mình một cách trái phép dưới những hình thức sau đây:

+ Không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm (không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa là trường hợp người phạm tội nhận được tài sản một cách hợp pháp do chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp giao nhầm nhưng không trả lại. Mặc dù chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đã yêu cầu được nhận lại tài sản theo đúng quy định của pháp luật).

+ Không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà mình tìm được (không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà mình tìm được, bắt được là trường hợp người phạm tội tìm được hoặc bắt được các thứ nêu trên khi không xác định được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp do người khác đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm hoặc gia súc, gia cầm bị thất lạc...nhưng không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó).

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì các hành vi nêu trên chỉ bị coi là phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản sau khi bị chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó nhưng người chiếm giữ trái phép tài sản đó vẫn không chịu trả lại hoặc không giao nộp.

Tội phạm bị coi là hoàn thành từ thời điểm người chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay thẳng không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, ngoài việc xác định tài sản đó là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xác định xem đã có yêu cầu của người có trách nhiệm quản lý tài sản đó hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã thông báo yêu cầu người phạm tội phải trả lại tài sản đó hay chưa. Cung với việc thông báo, các cơ quan có thẩm quyền cần giáo dục, động viên người chiếm giữ trái phép cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa giao vật đó cho cơ quan có thẩm quyền, chỉ khi nào người chiếm giữ cổ vật không giao nộp cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa cho cơ quan, tổ chức thì mới coi là tội phạm.

3. Mặt chủ quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản

Tội chiếm giữ trái phép tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết tài sản đó không thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình, biết mình có nghĩa vụ phải trả lại tài sản hoặc phải giao nộp tài sản cho cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Nhưng vì muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình nên cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản.

4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại tất cả các khoản 1 và 2 điều 141 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt của tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.