Về việc sau khi chấm dứt hợp đồng mà em bạn tự ý dùng thẻ visa của Giám đốc để trả tiền là vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999.
Hỏi: Khi vào làm được Giám đốc đưa thông tin thẻ Visa của Giám đốc để thanh toán các khoản cho giám đốc như vé máy bay. Nhưng vì công ty không tốt nên em gái em đã nghỉ việc ở đó.Sau khi nghỉ việc Công ty không trả nốt số lương còn lại cho em gái em (10 ngày). Gần đây em gái em đã dùng thông tin trên thẻ của giám đốcnày mua vé máy bay với số tiền 4 triệu đồng. Và giám đốccũng đã biết. Vị giám đốcnày nói sẽ viết đơn khởi kiện em gái em. Vậy luật sư cho em hỏi em gái em có bị phạm vào tội gì hay bị truy cứu gì không? Và em gái em có thể khởi kiện giám đốc này khi quỵt tiền lương của nhân viên không? (Văn Quỳnh - Hải Dương)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp giấy phép kinh doanh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứKhoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể là:
"Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày".
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng công ty có trách nhiệm trong vòng 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng phải thanh toán tiền lương đầy đủ cho em bạn, việc công ty trong 10 ngày mà chưa thanh toán đủ tiền lương cũng không trái với quy định pháp luật, em bạn không thể kiện được.
Về việc sau khi chấm dứt hợp đồng mà em bạn tự ý dùng thẻ visa của Giám đốc để trả tiền là vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999:
"Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm".
Trường hợp này em gái bạn và giám đốc nên thương lượng trả tiền cho nhau để khỏi tránh những rắc rối khi khởi kiện ra tòa.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giấy phép kinh doanh mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận