Sau khi phát hiện có sai sót trong giao dịch với khách hàng, bạn đã yêu cầu khách hàng trả lại tiềnnhưng người này vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 141 Bộ luật Hình sự
Hỏi: Tôi là thủ quỹ một ngân hàng vào ngày 12/5/2015 thì chị H đến làm thủ tục thanh toán nợ là 150 triệu được thế chấp bằng 1 Giấy CNQSDĐ. Chị H có nói sẽ trả đủ vốn và lãi là 151.500.000 đồng nên giao dịch viên đã làm chứng từ và ký rồi chuyển qua cho tôi.Lúc đó sau khi kiểm tra tôi đếm và phân loại tiền theo mệnh giá với tổng số tiền:101.500.000 đồng. Sau khi đếm tôi viết phân loại tiền vào mặt sau chứng từ giao dịch tất toán và chị Cẩm ký xác nhận,nhưng trong lúc sơ suất tôi quên số tiền chị cẩm phải giao đủ là 151.500.000 đ nên đã yêu cầu chị Cẩm ký tên vào chứng từ giao dịch tất toán mà giao dịch viên đã đưa và tôi đã giao GCNQSDĐ cho chị H. Tới cuối ngày kiểm kê phát hiện thiếu hụt 50.000.000đ từ giao dịch với chị H thì tôi đã đề nghị chị trả lại tiền cho ngân hàng, nhưng chị không thừa nhận mà còn đỗ lỗi cho nhân viên ngân hàng cất giấu. Như vậy chị H đã ký tên xác nhận nộp 101.500.000đ và lợi dụng sơ hở để chiếm đoạt số tiền 50.000.000đ. Xin hãy giúp tôi vấn đề này? (Tú Linh - Quảng Nam)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hình sự - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về việc vô hiệu giao dịch dân sự do bị nhầm lẫñn như sau:
"Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu".
Theo đó, trong trường hợp này, sau khi phát hiện có sai sót trong giao dịch với khách hàngng, bạn đã yêu cầu khách hàng trả lại tiền nhưng người này vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 141, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009: “Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Trường hợp khách hàng của bạn vẫn không chịu trả lại số tiền vàcòn đổ lỗi cho nhân viên ngân hàng cất giấu thì rất có thể sẽ cấu thành nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) như sau:
"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến ba năm".
Bạncó thể gửi đơn yêu cầu cùng toàn bộ chứng từ chứng cứkhởi kiện khách hàng trên đểyêu cầu trả lại số tiền.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận