Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản khi thỏa mãn bị coi là tội phạm khi thuộc một trong các dấu hiệu sau: Tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; hoặc: Tài sản bị chiếm giữ trái phép là cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
Hỏi: Khi nào bị coi là phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản? (Đặng Nhật Trường - Quảng Ninh)
Luật gia Lê Thị Hoàng - Công ty LuậtTNHH Everest - trả lời:
Khoản 1 Điều 141Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản, như sau:
“Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản khi thỏa mãn bị coi là tộiphạmkhi thuộc một trong các dấu hiệu sau:Tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; hoặc:Tài sản bị chiếm giữ trái phép là cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
Đối tượng của tội chiếm giữ trái phép tài sản là những tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ (đánh rơi, bỏ quên, giao nhầm…) hoặc là những tài sản chưa được phát hiện như kim khí quý, những vật báu còn trong lòng đất. Người phạm tội ở tội chiếm giữ trái phép tài sản có tài sản là do ngẫu nhiên (ngẫu nhiên được giao nhầm, ngẫu nhiên tìm được, bắt được…), tuy nhiên họ cố tình biến tài sản đó thành tài sản của mình một cách trái phép, được thể hiện dưới hình thức cụ thể: (i)Không trả lại tài sản được giao nhầm cho chủ tài sản mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt tài sản đó; hoặc (ii)Không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản của mình tìm được, bắt được… mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt tài sản đó.
Lỗi của người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản là lỗi cố ý trực tiếp, nghĩa là người phạm tội biết tài sản đang có không phải là tài sản của mình và biết mình có nghĩa vụ phải trả cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó vì mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình.
Người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm nếu như tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tộichiếm giữ trái phép tài sản, nếu có các hành vi như phân tích ở trên.
Bộ luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2016) quy định giá trị tài sản bị chiếm giữ trái phép cao hơn Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) mới cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản, và mục đích của việc chiếm giữ đó phải vì vụ lợi, đồng thời các khung hình phạt cũng được điều chỉnh ở mức nặng hơn:
“1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Tài sản là bảo vật quốc gia; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm” (Điều 177).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận