Tiền lãi cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005.
Hỏi: Bố tôi vì làm ăn thua lỗ nên phải cầm cố chiếc xe máy với giá 20.000.000đ cho một tiệm cầm đồ, giao dịch bằng miệng (vì chủ tiệm cầm đồđồ là người quen biết trong xã hội).Sau 1 năm thì bố tôi có trả được 10.000.000đ,cho đến năm sau thì ông chủ tiệm cầm đồ lợi dụng lúc gia đình đang gặp khó khăn với bố tôi không am hiểu về pháp luật nên đã đưa ra tổng số tiền bố tôi phải trả là 50.000.000đ. Vì bố tôi không xoay sở ra được số tiền ấy cho nên ông chấp nhận mấy chiếc xe nhưng ông chủ tiệm vẫn khăng khăng đòi lấy cho bằng được 50.000.000đ và đe dọa nếu bố tôi không trả đủ số tiền sẽ khởi kiện. Xin hỏi luật sư là qui định của luật cầm cố 1.000.000đ thì tiền lãi bao nhiêu. Và nếu như theo qui tắc của cầm đồ thì không đủ tiền trả thì tài sản mình cầm cố sẽ mất,nhưng số tiền mà ông chủ tiệm đòi trên bố tôi có phải trả không vì là giao dịch bằng miệng thì có sai không?(Đỗ Vũ Hà - Hà Nội).
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 đối với trường hợp cầm cố tài sản,
"Điều 327. Hình thức cầm cố tài sản
Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính."
Theo đó, việc cầm cố xe máygiữa bố bạn với ông chủ cửa hàng là hợp đồng miệng,không phù hợp với quy định pháp luật vì trường hợp nầy bắt buộc phải lập hợp hhồng bằng văn bản. Vậy đây là giao dịch dân sự vô hiệu.
Căn cứ vào Điều 137 Bộ luật dân sựự quy định:
"Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."
Vậy lúc này 2 bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận: ông chủ cửa hàng trả lại xe máy cho bố bạn còn bố bạn trả lại 20.000.000 đồng cho ông chủ cửa hàng. Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về lãi suất vay như sau: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/ năm. Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/ năm,.Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng, tương ứng mức lãi suất tính theo ngày: 13,5 : 365 = 0,037%/ngày (làm tròn chữ số thập phân thứ 3)
Hợp đồng vay tiền với số tiền cho vay là 1 triệu VND thì mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận khi vay tiền là:Số tiền lãi suất năm là: 1 triệu x 150 % = 135.000/năm;Tương ứng là 11.250 VND /tháng và 370 VND/ngày
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận