Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
Hỏi:Tôi làm phó giám đốc chi nhánh cho công ty cổ phần. Giám đốc chi nhánh có giao việc không có văn bản cho tôi đi chào hàng. Quá trình chào hàng tôi có cung cấp khách hàng về cho giám đốc, hợp đồng và xác nhận đơn hàng tôi đều soạn thảo và có ký nháy theo chỉ đạo của giám đốc chi nhánh (theo mẫu công ty qui định).Tất cả các hồ sơ như hợp đồng xác nhận đơn hàng, đối chiếu công nợ đều có chữ ký và con dấu của giám đốc chi nhánh và khách hàng trên xác nhận. Trong hợp đồng có ghi thanh toán ngay hoặc chậm trả 30 ngày có bảo lãnh ngân hàng. Trong đó có 1 khách hàng mua lô hàng trị giá 700 triệu mà côngty không ủy quyền cho chi nhánh bán nợ, khách hàng không bảo lãnh. Đến nay họ đã bỏ trốn. Cho tôi hỏi về trách nhiệm cấp phó của tôi về công nợ của khách hàng đó và liên quan đến pháp luật của bản thân tôi. (Đỗ Nam - Hà Nội)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo thông tin bạn thì ở đây giám đốc đã uỷ quyền bằng miệng cho bạn thực hiện giao dịchh với khách hàng "hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản" (Điều 142 bộ luật dân sự̣).
Theo Điều 144 bộ luật dân sự về phạm vi đại diệṇn theo uỷ quyền
"1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Do vậy bạn đã thay mặt giám đốc thực hiện tất cả các giao dịch trong phạm vi được uỷ quyền hơn nữa còn có chữ ký và con dấu của giám đốc chi nhánh xác nhân việc bạn uỷ quyền thay mặt giám đốc để giao dịch. Cụthể về trách nhiệm liên đới của bạn:
- Mọi giao dịch mà người được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền đều phát sinh nghĩa vụ đối với người ủy quyền. Chính vì vậy, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp luật nào khi mình thực hiện việc đại diện trong phạm vi ủy quyền đã cam kết kể cả khi vụ án này đưa ra tòa và bên công ty bạn bị thua kiện. (Khoản 2 Điều 586 BLDS)
- Hậu quả xấu nhất có thể xảy ra đối với người được ủy quyền đó là khi người được ủy quyền xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Khi đó, nếu không được sự đồng ý của người ủy quyền thì người được ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, nếu gây thiệt hại cho người được đại diện còn phải liên đới bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 146 BLDS). Trong trường hợp này, nếubạn biết rõ khách hàng không được ngân hàng bảo lãnh mà vẫn tiến hành ký hợp đồng không theo nội dung và ý chí của ngườiủy quyền thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường với khoản công nợ nêu trên.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận