Công ty Luật TNHH Everest giới thiệu thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (không đích danh) để quý vị tham khảo.
- Người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, nếu không có tổ chức con nuôi nước ngoài thì nộp thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự tại Việt Nam.
- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ, nếu cần thiết thì lấy ý kiến chuyên gia.
- Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp
- Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em và báo cáo UBND cấp tỉnh cho ý kiến.
- Sở Tư pháp chuyển cho Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản đồng ý của UBND cấp tỉnh.
- Cục Con nuôi kiểm tra kết quả giới thiệu trẻ em. Nếu cần thiết thì Cục Con nuôi tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, y tế, gia đình, xã hội.
- Cục Con nuôi lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
- Người nhận con nuôi gửi giấy đồng ý và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi;
- Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp ý kiến đồng ý của người xin nhận con nuôi.
- Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
- Sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi;
- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trự sở Sở Tư pháp;
- Bộ Tư pháp chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (nếu có yêu cầu).
- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)
- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)
- Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng))
- Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)
- Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
- Thường trú ở những nước cùng là thành viên của Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam.
- Đáp ứng các điều kiện theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú.
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- Trụ sở: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch Long Biên: Tầng 2, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch Đống Đa: Tầng 3, Tòa nhà Khâm Thiên, 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: (04) 66.527.527, Hoặc: (04) 62.594.594
- E-mail: [email protected], Hoặc: [email protected].
Bình luận