-->

Người nước ngoài có được phép giữ bao nhiêu % cổ phần trong công ty liên doanh?

Về cơ bản thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn trong các công ty liên doanh ở Việt Nam.

Hỏi: Người có quốc tịch nước ngoài có được phép giữ chức vụ tổng giám đốc hay chủ tịch 1 công ty cổ phần Việt Nam hay không và người nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu % cổ phần trong công ty liên doanh nếu hợp tác với 1 cá nhân hay 1 công ty Việt Nam? (Pham Hương - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Vấn đề người có quốc tịch nước ngoài có được giữ chức vụ Tổng giám đốc hay chủ tịch một công ty cổ phần của Việt Nam hay không?

- Về chức danh Tổng giám đốc công ty cổ phần: Theo quy định tại Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014 thì giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần sẽ có thể được bầu thông qua 2 cách thức: thứ nhất sẽ do Hội đồng quản trị bổ nhiệm từ các thành viên của Hội đồng quản trị; thứ hai sẽ có thể đi thuê ngoài. Đồng thời, điều kiện của giám đốc, Tổng giám đốc công ty sẽ tuân theo quy định tại Điều 65 của Luật doanh nghiệp.

Điều 157. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty.

"1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một ngườitrongsố họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế".

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theoquy địnhtại Điều 65 của Luật này.

Điều 65. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc.

"1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệmtrongquản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

3. Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó".

Như vậy, căn cứ theo quy định trên nếu như Giám đốc, Tổng giám đốc công ty được bầu từ Hội đồng quản trị công ty thì trước hết người được bầu vào chức danh này sẽ phải là thành viên của Hội đồng quản trị của công ty. Và theo quy định tại Khoản1 Điều 151 Luật doanh nghiệp năm2014 thì người này sẽ cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây để có thể trở thành thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần:

"1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theoquy địnhtại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.

d) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ."

Tóm lại, căn cứ theo quy định trên thì cả 2 trường hợp Tổng giám đốc, Giám đốc của công ty cổ phần đều không có quy định cấm người có quốc tịch nước ngoài được đảm nhận vị trí này.

- Về chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần: Đối với trường hợp này, theo quy định của pháp luật Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần, trường hợp này căn cứ theo phân tích ở trên thì sẽ không có quy định cấm người có quốc tịch nước ngoài không được nắm giữ chức vụ; Còn nếu như Chủ tịch Hội đồng quản trị không đồng thời là Tổng giám đốc, giám đốc công ty thì trường hợp này người có quốc tịch nước ngoài cũng có thể đáp ứng đủ điều kiện ( vì chỉ cần đáp ứng các điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng quản trị công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty được bầu từ các thành viên trong Hội đồng quản trị)

Tóm lại, đối với cả 2 chức vụ trên thì người có quốc tịch nước ngoài đều có thể đáp ứng đủ điều kiện để nắm giữ.

2.Người nước ngoài được sở hữu tối đa bao nhiêu phần trăm cổ phần trong công ty liên doanh nếu hợp tác với 1 cá nhân hay 1 công ty Việt Nam?

Về cơ bản thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn trong các công ty Việt Nam, tuy nhiên trong một số trường hợp nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể bị hạn chế tỷ lệ sở hữu vốn trong các công ty.Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp mà người nước ngoài có nhu cầu được nắm giữ phần vốn góp. Cụ thể, vấn đề này được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật đầu tư 2014 như sau:

"3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.