Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị.
Hỏi: Tôi là thành viên công ty cổ phần X, với số vốn góp là 15% cổ phần phổ thông. Sau một năm tham gia với tư cách là cổ đông, tôi nhận thấy giám đốc điều hành hoạt động công ty kém hiệu quả và chưa nâng tầm công ty trên thị trường. Tại Đại hội đồng cổ đông sắp tới, tôi muốn đề cử một người làm giám đốc nhưng không phải cổ đông công ty. Xin Luật sư tư vấn, tôi có quyền đề cử một người không phải thành viên làm giám đốc công ty hay không? (Phạm Thắng - Bắc Giang) Luật gia Nguyễn Thị Kiều Anh - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:
Quyền của cổ đông phổ thông: “Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây: a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra; đ) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”. (khoản 2 Điều 114)
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc quy định:
“1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
3. Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó”. (Điều 65)
Như vậy, pháp luật doanh nghiệp quy định cổ đông công ty sở hữu 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục trong vòng 6 tháng thì có quyền đề cử giám đốc công ty, thành viên vào Hội đồng quản trị. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc đáp ứng các quy định tại Điều 65 Luật doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng Giám đốc thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật doanh nghiệp năm 2014. Do đó, anh (chị) nắm giữ 15% cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục trên 06 tháng có quyền đề cử người không phải cổ đông công ty làm Giám đốc và phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện Giám đốc.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thôngtintrong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận