Nghề Luật sư ở Mỹ - Luật sư Di trú Mỹ

Trong phạm vi bài viết, Công ty Luật TNHH Everest xin chia sẻ với quý Vị một số thông tin cơ bản về nghề luật sư ở Mỹ, luật sư Di trú Mỹ, đào tạo nghề luật sư ở Mỹ, điều kiện trở thành luật sư ở Mỹ...

Ở Mỹ cũng như ở nhiều nước trên thế giới, nghề luật ở Mỹ bao gồm nghề luật sư, chuyên gia pháp lý của doanh nghiệp (pháp chế), chuyên gia pháp lýcủa các cơ quan hành chính, nghề dạy học ở các trường luật, thẩm phán hay công tố viên... Trong đó, luật sư ở Mỹ được coi là phổ biến và có lương bổng cao nhất. Do đó, rất nhiều người muốn trở thành luật sư ở Mỹ.

- Nghề luật sư ở Mỹ rất phổ biến, có lương bổng cao, nhưng khó thành công.

Có nhiều nguyên nhân giải thích vấn đề đội ngũ luật sư đông đảo và lương bổng cao nhất so với các ngành nghề khác ở Mỹ. Thứ nhất, nước Mỹ là một nước ưa kiện tụng nhất trên thế giới, do đó số số lượng luật sư ở Mỹ rất lớn. Người dân Mỹ có thể kiện bất kỳ về vấn đề gì, miễn là họ thấy cần có sự can thiệp của pháp luật. Thứ hai, cho dù họ không kiện ai đi chăng nữa, thì rất nhiều giao dịch trong xã hội cần thông qua luật sư nếu muốn chắc chắn.

Ở Mỹ, bạn cần đến luật sư từ việc rất nhỏ như vi phạm giao thông, khai thuế, cho đến ly dị, thừa kế, các loại giao dịch theo hợp đồng… Tuy nhiên là chi phí thuê luật sư ở Mỹ rất cao.

hh
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Theo một khảo sát của Hiệp hội Luật sư Mỹ (ABA), chỉ hơn 50% số luật sư hài lòng với nghề nghiệp. Trong số các luật sư có từ 06 năm tới 09 năm kinh nghiệm, chỉ có 04/10 luật sư cho biết: họ hài lòng với sự nghiệp của mình. Đối với những luật sư hành nghề từ 10 năm trở lên, tỷ lệ này là 06/10. Trong số gần 800 người làm luật sư ở Mỹ được khảo sát cho biết, 80% rất tự hào về nghề nghiệp của mình, 81% nhận xét đây là nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ.

Những con số trên cho thấy luật sư ở Mỹ chỉ hài lòng với nghề nghiệp khi đã có tuổi. Đơn giản vì, khi sự nghiệp phát triển, họ cần phải có nhiều trách nhiệm hơn để giữ vững uy tín cũng như lấy đó làm đảm bảo cho việc chuyển nghề khác sau một vài năm. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 42% luật sư ở Mỹ hành nghề từ 10 năm trở lên khuyến nghị giới trẻ chọn nghề luật, vớiluật sưhành nghề dưới 03 năm, tỷ lệ này là khoảng 57%.

Rất nhiềuluật sưđánh giá thấp công tác đào tạo sinh viên ngành luật tại Mỹ, 54%luật sưđược khảo sát đồng ý với nhận định công tác đào tạo tại các trường luật rất nghèo nàn, sinh viên luật không được thông tin đầy đủ về nhu cầu của nghề.

Nhiều chuyên gia cũng lên tiếng cảnh báo về đạo đức nghềluật sư. Trong những năm gần đây, phí tranh tụng tăng lên, thì ngày càng xuất hiện những biểu hiện cạnh tranh không công bằng giữa các luật sư với nhau, nguyên nhân theo các chuyên gia là do bắt nguồn từ việc cạnh tranh để giành khách hàng. Điều đó dẫn đến việc nhiều luật sư quan tâm đến tiền hơn công việc chính của họ là giải quyết vấn đề cho khách hàng. "Họ đặt mục tiêu giành thắng lợi bằng mọi giá, dẫn đến việc cư xử "thiếu lễ độ" với nhau và đẩy tiến trình tranh tụng thêm hao tốn tiền của".

- Về điều kiện để trở thành luật sư ở Mỹ.

Ở Mỹ không có sự phân biệt giữa luật sư tư vấn hay luật sư bào chữa. Thông thường họ (luật sư) được gọi là lawyer, còn khi đi bào chữa được gọi là attorney. Luật sư hoạt động dưới sự kiểm soát của Toà án tối cao cấp Tiểu bang nơi họ hành nghề. Khác với những người dạy học ở các trường luật và luật gia doanh nghiệp (pháp chế doanh nghiệp) không chịu sự kiểm soát của toà án, nhưng hầu như luôn luôn là thành viên của Đoànluật sưcủa Tiểu bang nào đó, không nhất thiết là Tiểu bang nơi họ hành nghề.

Điều kiện trở thành luật sư ở các Tiểu bang ở Mỹ cũng không giống nhau. Một người được thừa nhận là luật sư ở các Tiểu bang thì chỉ được hành nghề ở Tiểu bang đó, và trước toà án Liên bang. Mọi luật sư đều có thể được đăng ký vào danh sáchluật sư. Hiện nay, ở nhiều Tiểu bang, muốn hành nghề luật sư, bạnphải chấp nhận qua kỳ kiểm tra được tổ chức dưới sự kiểm soát của toà án. Khoảng ¾ số Tiểu bang ở nước Mỹ, có bằng đại học là điều kiện cần nhưng chưa đủ để trở thành một luật sư.

Đa số các luật sư ở Mỹ hành nghề với danh nghĩa cá nhân (chiếm tới 70%) hoặc liên kết với duy nhất một đồng nghiệp khác (chiếm khoảng 15%). Tuy nhiên, ở những thành phố lớn, luật sư thường làm việc trong một Văn phòng luật bao gồm khoảng từ 10 đến 200 luật sư. Một số ít luật sư theo chuyên ngành tranh tụng, tham gia hoạt động tố tụng trước phiên toà (hỏi cung và phản cung) trong các vụ án dân sự và hình sự. Một số khác theo chuyên ngành tương tự như luật sư công của Pháp. Còn lại đa số luật sư hoạt động ngoài lĩnh vực tranh tụng, thực hiện vai trò tương tự như công chứng viên, nhà tư vấn pháp luật, nhà tư vấn về thuế. Rất nhiều luật sư được tuyển dụng tại các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp Nhà nước hoặc của tư nhân.

Tuy nhiên, để trở thành luật sư thì không dễ. Hầu hết các tiểu bang đều yêu cầu phải có bằng luật sư như là một điều kiện tiên quyết (một số tiểu bang không yêu cầu có bằng luật là California, Maine, New York, Vermont, Virginia, Washington and Wyoming và họ có thể tự học khi làm thực tập ở văn phòng luật nào đấy). Xu thế hiện nay là ngày càng có ít người tự học để làmluật sưvà tất nhiên, để được nhận vào học và hoàn tất chương trìnhluật sư thì không dễ dàng chút nào.

- Đào tạo luật sư ở Mỹ.

Không phải như ở Việt Nam, nghề luật đòi hỏi phải có bằng cấp, tức là bạn phải tốt nghiệp đại học. Cụ thể hơn, các trường đại học Mỹ không cấp bằng Cử nhân Luật. Các trường luật danh tiếng hằng năm nhận rất nhiều hồ sơ của các ứng viên đã là Tiến sĩ ở một ngành nào đấy và muốn đổi nghề làm luật sư. Hội đồng xét tuyển sẽ căn cứ vào điểm số (điểm trung bình toàn khoá học, điểm của từng môn học) mà bạn đã từng học, thư giới thiệu, bài viết giới thiệu bản thân,… và một kì thi tuyển đầu vào (tuỳ từng trường). Mặc dù điểm số bài thi đầu vào không phải là thước đo hoàn toàn chính xác khả năng lý luận cần thiết của một luật sư nhưng các trường thường đặt trọng số tương đối lớn đối với bài thi này.

Phương pháp dạy và học ở trường luật của Mỹ rất khác so với phương pháp của các trường ở Pháp và ở Anh. Sinh viên phải đọc tài liệu trước khi đến lớp. Tài liệu bao gồm: các bản án, văn bản pháp luật, học thuyết pháp lý, một số bài viết kinh tế và xã hội học. Trong hầu hết các giờ học, người ta sử dụng phương pháp hùng biện, theo đó sinh viên làm việc theo nhóm dưới sự chỉ đạo của các GS, trình bày về những gì họ đã đọc, những vấn đề mà họ nhận thức được, GS sẽ đặt câu hỏi cho các học viên, để làm cho họ phát hiện được mối quan hệ giữa vấn đề đang nghiên cứu và những vấn đề có liên quan.

Thời gian học luật thường là 03 năm tập trung, khối lượng bài vở của luật vô cùng nhiều. Sinh viên phải đọc luật, án lệ, và viết các bài bình luận … Ngoài ra, sinh viên luật năm nhất phải học qua lớp dạy kỹ năng viết để có thể viết bài cho một tạp chí pháp luật đúng cách. Khối lượng bài vở lớn nhưng các hoạt động ngoại khóa của các trường đào tạo luật ở Mỹ vẫn chiếm một mức độ ưu tiên không nhỏ để viết để chuẩn bị cho việc hành nghề trong tương lai. Họ phải tích cực tham gia phiên toà diễn tập, hoặc làm biên tập cho tạp chí pháp luật của sinh viên, tư vấn luật miễn phí cho cộng đồng... Một số trường (như trường luật Harvard) bắt buộc sinh viên phải làm 40 giờ tư vấn miễn phí cho cộng đồng như là một điều kiện để tốt nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng để hành nghề luật sư.

Tuy nhiên, được cấp bằng luật sư không phải mặc nhiên là có thể hành nghề được. Những người được cấp bằng luật sư còn phải trải qua một kỳ thi để được tiếp nhận vào đoàn luật sư. Tất cả các bang đều quy định tất cả luật sư tiềm năng đều phải thi đậu vào một đoàn luật sư nào đó thì mới được hành nghề luật sư.

Ngoài ra, ở Mỹ có xu hướng kết hợp giữa đào tạo lý thuyết với đào tạo nghề trong chương trình đại học luật. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp trường luật chỉ cần qua thời gian tập sự ngắn là có thể làm việc được. Cách đào tạo này rất khác so với cách đào tạo ở các nước châu Âu (thường đưa đào tạo luật vào chương trình đại học cơ bản và sinh viên tốt nghiệp không đủ khả năng hành nghề ngay và những người muốn hành nghề phải trải qua một khoá đào tạo nghề).

Luật gia Lê Hồng Sơn (Công ty Luật TNHH Everest) sưu tầm, tổng hợp