-->

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chủ thể đặc biệt của tội phạm

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở nên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.


Các nước khác nhau quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khác nhau, thậm chí ở cùng một nước nhưng ở những thời điểm khác nhau cũng có thể quy định độ tuổi phải chịu TNHS không giống nhau.

Luật Gia Long quy định độ tuổi bắt đầu phải chịu TNHS từ 7 tuổi cho đến 90 tuổi. Luật hình sự Mỹ một số bang quy định độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS là 8 tuổi, Nhật 15 tuổi, Pháp
12 tuổi.

Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát về tâm lý và căn cứ vào chính sách hình sự của Nhà nước ta, điều 12 BLHS quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở nên phải chịu TNHS về mọi tội phạm”.

Như vậy, luật hình sự Việt Nam không quy định độ tuổi tối đa phải chịu TNHS. Tuy nhiên nếu người trên 70 tuổi phạm tội được coi là tình tiết giảm nhẹ. Độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS là 14 tuổi tròn.

Nguyên tắc xác định tuổi tròn tính đến ngày, giờ. Tức là phải xác định được ngày tháng năm phạm tội trừ đi ngày tháng năm sinh thì sẽ được kết quả là tuổi tròn Như vậy, nếu người phạm tội là trẻ em hoặc người chưa thành niên trong một số trường hợp không xác định được ngày tháng năm sinh thì sẽ giải quyết bằng cách áp dụng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/NQ-HĐTPTANDTC, ngày 05/01/86 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, và Công văn số 81/2002/TANDTC, ngày 10/6/02 của Toà án nhân dân tối cao. Theo 2 văn bản này thì tuổi tròn của bị can, bị cáo sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng, của quý nếu đã xác định được tháng sinh, quý sinh và lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm sinh nếu chỉ xác định được năm sinh. Đây là cách tính tuổi theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


2. Chủ thể đặc biệt của tội phạm

Như nội dung đã phân tích ở trên thì chủ thể của tội phạm phải thoả mãn 2 điều kiện đó là độ tuổi chịu TNHS và ở trong tình trạng có NLTNHS.

Chủ thể đặc biệt của tội phạm ngoài 2 điều kiện về độ tuổi và NLTNHS còn phải thoả mãn các dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Các dấu hiệu chủ thể đặc biệt là các đặc điểm phản ánh nhân thân người phạm tội như:
  • Đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn. Ví dụ Tội tham ô tài sản.
  • Đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc. Ví dụ Tội truy cứu TNHS
  • người không có tội.
  • Đặc điểm về tuổi. Ví dụ Tội giao cấu với trẻ em.
  • Đặc điểm về quan hệ họ hàng. Ví dụ Tội loạn luân.
Các đặc điểm trên là dấu hiệu bắt buộc được phản ánh trong một số CTTP. Vì vậy, việc xác định nó có ý nghĩa trong việc định tội.

Trong đồng phạm, vấn đề chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi ở người thực hành phải thoả mãn các điều kiện về chủ thể đặc biệt, còn với những người đồng phạm khác có thể thoả mãn, có thể không thoả mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Ví dụ đối với tội tham ô tài sản thì người không có chức vụ quyền hạn hoặc người không có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài sản cũng có thể trở thành đồng phạm với vai trò là người tổ chức hoặc người giúp sức của tội danh này.

3. Vấn đề nhân thân người phạm tội trong luật hình sự

Chủ thể của tội phạm và nhân thân người phạm tội tuy không đồng nhất với nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Chủ thể của tội phạm là khái niệm dùng để chỉ con người cụ thể khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có NLTNHS và đạt độ tuổi nhất định (dấu hiệu của chủ thể). Còn nhân thân người phạm tội là nhân cách xã hội là đặc điểm của chủ thể bao trùm lên khái niệm chủ thể của tội phạm.

Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội để phân biệt với những người khác, chúng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực hiện tội phạm.
Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong các phương diện sau:

Về phương diện định tội: Một số tội phạm đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì hầu hết các dấu hiệu chủ thể đặc biệt phản ánh đặc điểm nhân thân người phạm tội nhân thân người phạm tội.

Về phương diện định khung hình phạt và quyết định hình phạt: Nhiều tình tiết định khung và tình tiết tăng nặng giảm nhẹ là các tình tiết được phản ánh bởi các dấu hiệu thuộc về nhân thân người phạm tội.

Về phương diện thực tiễn: Việc xác định nhân thân người phạm tội giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng rõ một số các tình tiết liên quan đến vụ án từ đó giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của họ.

Tổ bộ môn Luật Hình sự - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình,tổng hợp


  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.