-->

Luật sư tư vấn về việc chia tách DN

Luật sư tư vấn về pháp luật doanh nghiệp...

Hỏi: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) An Khang do ông An thành lập năm 2003 vốn đầu tư ban đầu là 15 tỷ năm 2007, sau khi kết hôn được 2 năm, vợ chồng có ý định ly hôn. Bà K đòi chia DNTN cụ thể là K đòi quyền sở hữu toàn bộ chi nhánh của DNTN An Khang tại Cần Thơ để trên cơ sở đó thành lập DNTN 2; bà K yêu cầu ông An đổi tên DNTN An Khang, không cho sử đụng tên bà K làm tên doanh nghiệp.Yêu cầu của bà K có hợp pháp không? (Thùy Minh - Đà Nẵng)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Vấn đề về tách doanh nghiệp tư nhân:Theo như thông tin bạn cung cấp thì công ty của ông An là doanh nghiệp tư nhân. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp năm 2005 thì pháp luật chỉ có quy định về tách doanh nghiệp dành cho công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn còn không có quy định về tách doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp tư nhân.

Vấn đề về đổi tên doanh nghiệp:Tên của doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại luật doanh nghiệp và chương III NĐ 43/2010 về đăng kí doanh nghiệp. Việc đổi tên trước hết phải nạp đủ các giấy tờ hợp lệ như quy định tại khoản 4 Điều 17 NĐ43/2010 . Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên vi phạm đổi tên doanh nghiệp và làm thủ tục thay đổi tên trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày ra Thông báo.

- Về yêu cầu đòi chia doanh nhiệp tư nhân của bà K:

Điều 95có quy định về nguyên tắc chia tài sản khi li hôn:“Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó”.

Điều 27 Luật HN & GĐ 2000 quy định về tài sản chung của vợ, chồng:“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung”.

Điều 32 Luật HN & GĐ quy định về tài sản riêng của vợ, chồng:

“1.Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp tư nhân An Khang do ông An thành lập từ năm 2003, tới năm 2005 ông An và bà K mới kết hôn, do đó doanh nghiệp tư nhân An Khang là tài sản riêng của ông An hình thành trước thời kì hôn nhân. Nếu trong thời kì hôn nhân ông An và bà K thực hiện việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung thì bà K sẽ có quyền yêu cầu ông An chia DNTN An Khang. Nếu không có việc nhập tài sản này thì bà K không có quyền yêu cầu chia DNTN An Khang. Tuy nhiên, đối với phần lợi tức phát sinh từ DNTN An Khang trong thời kì hôn nhân là thu nhập của ông An từ hoạt động kinh doanh, nên thuộc thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, vì vậy bà K chỉ có quyền yêu cầu chia phần lợi tức của doanh nghiệp trong thời kì hôn nhân.

DNTN An Khang do ông An làm chủ, ông An có toàn quyền quyết định việc quản lý doanh nghiệp, vì vậy bà K không có quyền yêu cầu ông An đổi tên doanh nghiệp.

Việc bà k có ý định ly hôn và đòi chia tài sản đối với ông An, căn cứ xác định, phân chia tài sản theo quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2000 và bộ luật dân sự năm 2005. Cụ thể:

Bà K đòi chia DNTN cụ thể là K đòi quyền sở hữu toàn bộ chi nhánh của DNTN An Khang tại Cần Thơ để trên cơ sở đó thành lập DNTN 2; bà K yêu cầu ông An đổi tên DNTN An Khang, không cho sử đụng tên bà K làm tên doanh nghiệp. phân tích các thông tin được cung cấp thì có thể nhận thấy:

Thứ nhất, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) An Khang do ông An thành lập năm 2003 vốn đầu tư ban đầu là 15 tỷ, do đó khi ông A thành lập doanh nghiệp tư nhân An khang đã có đăng kí kinh doanh đứng tên ông An. Nên đây là tài sản riêng của ông An tại thời điểm năm 2003.

Đến năm 2005 thì ông An kết hôn với bà K, đến năm 2007 thì bà K có ý định ly hôn với ông An nhưng trong thời gian từ năm 2005 đến 2007 thì giữa bà K và ông An không đưa ra thông tin tài liệu gì khác về việc bà K cùng xây dựng và phát triển công ty để thành lập chi nhánh công ty nên chưa có đủ căn cứ để khẳng định bà K có quyền đòi chia tài sản là chi nhánh chi nhánh của DNTN An Khang tại Cần Thơ hay không. Nếu bà K không có đóng góp xây dựng chi nhánh DNTN An Khang tại Cần Thơ và ông An chứng minh được thì Bà K không có quyền đòi chia tài sản là chi nhánh này. Còn nếu bà K chứng minh được công sức, tài sản đóng góp xây dựng Chi nhánh tại cần thơ thì bà K có quyền yêu cầu chia tài sản là chi nhánh này tùy thuộc vào sự đóng góp của bà K.

Thứ hai, bà K yêu cầu ông An đổi tên DNTN An Khang, không cho sử đụng tên bà K làm tên doanh nghiệp, là không có căn cứ. Theo quy định của luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thì tên doanh nghiệp phải không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác và Ông An đã đăng kí thành lập DNTN An khang và được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì chỉ có ông An mới có quyền thay đổi tên doanh nghiệp. Nếu ông An đồng ý yêu cầu của bà K thì Ông An làm thủ thủ thay đổi tên doanh nghiệp trong giấy phép đăng kí kinh doanh. Còn việc bà K không cho phép sử dụng tên bà làm tên doanh nghiệp thì không có căn cứ do ông A có quyền sử dụng tên tùy chọn để đặt tên cho doanh nghiệp nếu không trùng và gây nhầm lẫn đối với tên của các doanh nghiệp khác.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.