Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực,...
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Theo quy định tạiđiểm a, dKhoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013cũng cóquy định:
"a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;d) VIệc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã".
Như vậy, văn bảntặng cho quyền sử dụng đất phải đượccông chứng tại phòng công chứng cấp huyện hoặc văn phòng công chứng tư nhântrên địa bản tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc chứng thực tạiUBND cấp xã.Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên bạn tại văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:
+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu...
3. Về các khoản phí và thuế phải nộp khi được tặng cho bất động sản:
Về thuế thu nhập cá nhân:
TheoĐiều 3Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTC năm 2015bạn sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân:
"Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
[...]d) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau; [...]."
Về lệ phí trước bạ:
Tạikhoản 10 Điều 4Nghị định 45/2011/NĐ-CPVề lệ phí trước bạ quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:
"Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận