Luật sư tư vấn về miễn thuế khi thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất.
Hỏi: Xin hỏi Luật sư, phí và thuế phải nộp khi chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất được quy định như thế nào, khi nào thì việc tặng cho đất được miễn thuế? (Nguyễn Kim Nguyên - Hà Nội)
1. Thuế chuyển quyền sử dụng đất:
Tiền nộp = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Thuế suất).
- Diện tích đất tính bằng m2.
- Giá đất theo bảng giá.
- Thuế suất: 4% đối với người cho, 1% đối với người nhận.
2. Lệ phí trước bạ:
Tiền nộp đất = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí).
Tiền nộp nhà = (Diện tích nhà) x (Cấp Nhà) x (Lệ Phí).
- Diện tích đất tính bằng m2.
- Giá đất theo bảng giá.
- Lệ phí 0,5%.
3. Thuế thu nhập cá nhân:
Tiền nộp bằng : Tổng giá trị Bất Động Sản (trên 10 triệu) x 10%.
**Các trường hợp miễn, giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất:
Miễn thuế:
- Bà mẹ VN anh hùng,
- Hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng QSDD để đi định cư tại vùng kinh tế mới.
- Người sử dụng đất chuyển đổi cho nhau để sản xuất.
Giảm 50% thuế:
- Cá nhân thương binh hạng 1/4, 2/4 bệnh binh hạng 1/2, hạng 2/3,
- Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng,
- Người tàn tất không còn khả năng lao động,
- Người chưa đến tuổi thành niên và người già cô đơn không nơi nương tựa.
** Trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:
- Nhà đất đã được cấp GCN chung cho hộ gia đình, khi phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình.
- Chuyển giao tài sản cho vợ, chồng, con cái, cha mẹ.
- Nhà đất được đền bù, kể cả nhà đất được mua bằng tiền đền bù.
** Trường hợp không phải nộp thuế thu nhâp cá nhân:
- Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
- Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
- Nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận